VinaCapital: Việt Nam có vị thế tương đối tốt để vượt qua Covid-19 và phát triển thịnh vượng sau đó
Trong báo cáo mới nhất của VinaCapital đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam, đơn vị này cho rằng Việt Nam có thể đón một số cơ hội nhất định.
- 08-04-2020Thủ tướng đề nghị Đồng Nai giải ngân 17.000 tỷ đồng cho sân bay Long Thành trong năm 2020
- 08-04-2020Chủ tịch EuroCham: Nếu không có những hành động nhanh chóng, quyết đoán của Chính phủ Việt Nam, chắc chắn tình hình tại đây sẽ trở nên tồi tệ!
- 08-04-2020Nữ tiểu thương Sài Gòn xuất hiện trên loạt báo nước ngoài vì tự làm 1.000 mặt nạ ngăn giọt bắn virus tặng cán bộ y tế: "Từng là bệnh nhân, tôi cảm thấy nợ các bác sĩ rất nhiều"
Theo VinaCapital, Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động trong những năm vừa qua, vì vậy các nhà đầu tư rất lo ngại về tác động của suy thoái toàn cầu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chung Việt Nam.
Tuy nhiên, VinaCapital tin rằng Việt Nam có vị thế tương đối tốt để vượt qua "cơn bão" Covid-19 và phát triển thịnh vượng sau thời kỳ khó khăn này.
Theo báo cáo, VinaCapital cho rằng Covid-19 có thể đem lại lợi ích cho Việt Nam. Cụ thể như trong những năm gần đây, các công ty đa quốc gia như Samsung, Tập đoàn LG và rất nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, hoặc đã thành lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam thay vì ở Trung Quốc.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, VinaCapital đã dự đoán rằng chiến tranh thương mại sẽ đẩy nhanh quá trình di chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, đơn vị này tiếp tục nhìn nhận dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là nhân tố giúp đẩy nhanh nỗ lực di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các công ty như Foxconn và các nhà cung cấp khác của Apple đã cho biết rằng họ có ý định thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, VinaCapital nói rằng các công ty này có thể sẽ không chỉ tiếp tục thiết lập các cơ sở sản xuất tại đây, mà còn tạo ra động lực lớn hơn nhiều để giúp thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng địa phương trong tương lai.
Trước mức độ nghiêm trọng của những gì thế giới đang gặp phải, cùng với những lo ngại về việc xử lý dịch của Trung Quốc, các công ty FDI sẽ sớm cân nhắc quyết định thành lập các nhà máy mới tại Việt Nam. Ngoài ra, rất có thể họ sẽ còn bắt đầu hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các nhà cung cấp trong nước để tăng năng suất xản xuất tại Việt Nam.
Cuối cùng, một báo cáo nghiên cứu do Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco công bố tuần trước có tiêu đề "Hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra trong dài hạn" đề cập đến 2 ý nghĩa tích cực của dịch Covid-19 đối với Việt Nam:
Thứ nhất, lạm phát tiền lương có xu hướng gia tăng sau khi đại dịch được kiểm soát, điều này sẽ khuyến khích các công ty sản xuất di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam và Đông Nam Á, thay vì hồi hương sản xuất về Mỹ (VinaCapital dự đoán ngành công nghiệp phụ tùng ô tô sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Mexico và một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ và Đông Nam Á).
Thứ hai, lợi nhuận từ đầu tư có xu hướng giảm mạnh trong thập kỷ sau đại dịch cùng với sự "Nhật Bản hóa" của nền kinh tế Mỹ sẽ đảm bảo một làn sóng FII (đầu tư gián tiếp) tràn vào các thị trường chứng khoán cận biên (FM) và mới nổi (EM), bao gồm cả Việt Nam, trong nhiều năm tới.
Bên cạnh đó, báo cáo còn đề cập đến các tác động của Covid-19 đối với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020. Dịch bệnh được dự báo sẽ làm giảm 3 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay (1,5 điểm phần trăm trong ngành du lịch; 1 điểm phần trăm trong ngành sản xuất/chế tạo và 0,5 điểm phần trăm trong tiêu dùng nội địa).
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19