MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vinapharm (DVN): Tiếp tục trình phương án thoái vốn của Bộ Y tế, vẫn ở khâu xây dựng kế hoạch sau 4 năm "đánh tiếng"

27-05-2021 - 08:07 AM | Doanh nghiệp

Vinapharm (DVN): Tiếp tục trình phương án thoái vốn của Bộ Y tế, vẫn ở khâu xây dựng kế hoạch sau 4 năm "đánh tiếng"

Được biết, câu chuyện thoái vốn từng được quan tâm mạnh vào giai đoạn 2016-2017. Mãi đến kỳ Đại hội 2020, Chủ tịch HĐQT Lê Văn Sơn cho biết Bộ Y tế đã hoàn tất lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá khởi điểm và đang lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn, dự kiến thực hiện vào cuối năm hoặc đầu năm sau.

Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, thông tin đáng chú ý ghi nhận Bộ Y tế đang xem xét phê duyệt chứng thư thẩm định và phương án thoái vốn tại Vinapharm.

Được biết, câu chuyện thoái vốn từng được quan tâm mạnh vào giai đoạn 2016-2017. Mãi đến kỳ Đại hội 2020, Chủ tịch HĐQT Lê Văn Sơn cho biết Bộ Y tế đã hoàn tất lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá khởi điểm và đang lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn, dự kiến thực hiện vào cuối năm hoặc đầu năm sau.

Theo vị này, trong gần 4 năm chờ thoái vốn, doanh nghiệp không thể đầu tư vào các công ty tiềm năng của ngành dược do trong quá trình này, hoạt động mua bán cổ phần ngoài công ty thành viên là không được phép.

Hiện, Bộ Y tế đang sở hữu 65% vốn tại Vinapharm. Theo kế hoạch, Bộ sẽ thoái 29%, giữ lại 36% vốn.

Năm 2021, Dược Việt Nam lên kế hoạch tổng doanh thu 5.420 tỷ đồng, đi ngang song lãi trước thuế 153 tỷ đồng, giảm 36% so với năm 2020. Theo Dược Việt Nam, năm nay Công ty Dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam đã dừng sản xuất từ tháng 9/2020 và chuyển toàn bộ số đăng ký sang nhà máy của Công ty Sanofi Việt Nam nên dự kiến lợi nhuận năm 2021 từ đơn vị này ghi nhận trên BCTC hợp nhất giảm mạnh chỉ còn 12% so với thực hiện năm trước. Đồng thời, Công ty Dược phẩm Trung ương 3 đặt kế hoạch năm 2021 chỉ khoảng 50% thực hiện 2020.

Phía Công ty cũng nhấn mạnh, thị trường kinh doanh dược phẩm trong nước cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên vẫn bị ảnh hưởng do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu, đăng ký mới, gia hạn và duy trì số đăng ký vẫn là vấn đề đang lo ngại có thể dẫn đến việc đình trệ hoạt động của một số đơn vị.

Kết thúc năm 2020, Dược Việt Nam ghi nhận tổng doanh thu 5.410 tỷ đồng, giảm 6,7% so với năm 2019; lãi ròng tương ứng đạt 195 tỷ đồng, giảm 6%. Với kết quả trên, HĐQT trình phương án chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 4%.

Dược Việt Nam (DVN): Tiếp tục trình phương án thoái vốn của Bộ Y tế, vẫn đang ở khâu xây dựng kế hoạch sau 4 năm đánh tiếng - Ảnh 1.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên