VinFast là công ty sản xuất xe ô tô đầu tiên trên thế giới làm điều này
VinFast bắt đầu ứng dụng công nghệ blockchain vào đợt đặt xe VF e35 và VF e36. Công nghệ blockchain được áp dụng vào quy trình đặt hàng giúp đảm bảo từ khâu đặt xe, thanh toán đến xác nhận quyền sở hữu.
- 08-01-2022Nhìn lại nền kinh tế 94 nghìn tỷ USD toàn cầu năm 2021: Việt Nam chiếm bao nhiêu?
- 07-01-2022Gói hỗ trợ lớn có tác động như thế nào tới TTCK trong đại dịch Covid-19?
- 07-01-2022Hà Nội dẫn đầu trong chỉ số giáo dục, vậy GNI bình quân đầu người xếp thứ bao nhiêu?
- 06-01-2022Reuters: VinFast lên kế hoạch xây dựng 'siêu nhà máy' sản xuất pin xe điện tại cả Mỹ và Đức
Yahoo News đưa tin, VinFast đã trở thành công ty sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ tiên tiến blockchain vào trải nghiệm đặt hàng. Các nhà sản xuất ô tô lớn như Ford hay BMW cũng đã ứng dụng công nghệ blockchain vào quy trình sản xuất của họ.
Cụ thể, Ford đã thí điểm blockchain để tìm nguồn cung ứng coban chất lượng cho sản xuất. Volkswagen ứng dụng blockchain vào việc ngăn chặn gian lận đồng hồ đo đường. Hyundai sử dụng blockchain cho hệ sinh thái chuỗi cung ứng. Honda đã thông qua blockchain cho phép người dùng mua dịch vụ trực tiếp từ hệ thống thông tin giải trí của ô tô, điển hình như đặt chỗ và mua vé xem phim.
Công nghệ blockchain không chỉ có lợi cho ngành sản xuất ô tô mà còn tạo ra rất nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế. Nghiên cứu của Công ty kiểm toán PwC (Anh) cho thấy công nghệ blockchain có tiềm năng thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu thêm 1,76 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Báo cáo đánh giá tiềm năng của công nghệ blockchain rất lớn trong việc tạo ra giá trị ở nhiều ngành, từ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ công, đến sản xuất, tài chính, hậu cần và bán lẻ.
Khi các tổ chức kinh tế vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19, nhiều xu hướng mới đã được đẩy mạnh. Đặc biệt là ứng dụng blockchain vào nhiều hoạt động, nhiều ngành nghề khác nhau. Báo cáo của PwC còn cho thấy tiềm năng của blockchain trong hỗ trợ các tổ chức xây dựng lại, hay cơ cấu lại hoạt động để tạo ra nhiều cải tiến mới, tăng tính minh bạch và hiệu quả hoạt động.
Xét trên quy mô toàn cầu, châu Á sẽ là nơi thấy nhiều lợi ích kinh tế nhất từ công nghệ blockchain. Còn xét theo quốc gia, tiềm năng blockchain đem lại giá trị lợi ích cao nhất là ở Hoa Kỳ (407 tỷ USD) và Trung Quốc (400 tỷ USD). Ngoài ra, các quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ và Pháp cũng được ước tính có lợi ích ròng trên 50 tỷ USD.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có lợi ích khác nhau, Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng vào chứng khoán và thanh toán. Trong đó, các nền kinh tế tập trung vào sản xuất như Trung Quốc và Đức được hưởng lợi nhiều hơn trong ngành chế biến, sản xuất.
Ở cấp độ ngành, lĩnh vực hành chính công, giáo dục và y tế sẽ được hưởng lợi lớn nhất, PwC kỳ vọng các lĩnh vực này sẽ thu lợi khoảng 574 tỷ USD vào năm 2030. Ngoài ra, lĩnh vực bán lẻ, sản xuất và dịch vụ xây dựng nhờ vào blockchain sẽ thu hút người tiêu dùng nhiều hơn.
Nhìn thấy được lợi ích mà blockchain đem lại, rất nhiều ngành nghề đang bắt đầu đầu tư vào công nghệ này để nâng cao năng suất, gia tăng lợi nhuận. Báo cáo nghiên cứu về doanh thu blockchain theo ngành giai đoạn 2017 – 2025 của Trung tâm nghiên cứu Tratic chỉ ra rằng, chỉ sau ngành tài chính, các công ty lĩnh vực sản xuất cũng đã bắt đầu đầu tư công nghệ blockchain. Thực tế có thể thấy các công ty sản xuất mặt hàng thực phẩm đầu tư công nghệ blockchain khá nhiều.
Doanh thu blockchain theo các ngành trên thị trường thế giới giai đoạn 2017-2025. Nguồn: Tratica, 2018.
Hiện nay, 2 tập đoàn lớn trên thế giới là Nestle và Carrefour nhờ vào việc áp dụng công nghệ này đã giúp cho số lượng sữa bán ra tăng vọt. Cùng với đó, tập đoàn bán lẻ của Pháp, Auchan cũng đang ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động tại chuỗi siêu thị của họ. Thử nghiệm tại Việt Nam đã đem lại kết quả ngoài mong đợi. Do đó, tập đoàn Auchan đang triển khai nền tảng này ở nhiều thị trường lớn khác như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào nha.