MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua

15-08-2024 - 07:08 AM | Doanh nghiệp

Dưới sự dẫn dắt của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast đã có được sự bứt phá kể từ bước đà niêm yết tại Mỹ vào ngày 15/8/2023, tuy vậy công ty vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 1.

Ngày 15/8/2023, cổ phiếu VFS và chứng quyền VFSWW của VinFast Auto Ltd. đã chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market ("Nasdaq"). Đây có thể nói cột mốc lịch sử khi một doanh nghiệp Việt Nam thành công niêm yết và tạo được hiệu ứng lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Sau cú rung chuông của Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thuỷ, VFS mở cửa phiên giao dịch đầu tiên trên Nasdaq với giá 22 USD/cp. VFS giao dịch bùng nổ và kết phiên đầu tiên ở mức 37,06 USD/cp (tăng 68,45% so với giá mở cửa), tương ứng vốn hóa lên đến hơn 85 tỷ USD. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 2.

Con số này đưa VinFast vượt qua hàng loạt tên tuổi như Li Auto, NiO, Rivian,…để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn thứ 2 thế giới. Đây cũng là mức vốn hóa cao nhất một doanh nghiệp Việt Nam từng chạm đến. Để biết con số này lớn như thế nào, vốn hóa của VinFast lúc đó đã bằng tổng của 10 doanh nghiệp giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, bao gồm cả các ngân hàng. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 3.

Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau vào ngày 28/8, vốn hóa của VinFast cũng đã có lúc chạm mốc 191 tỷ USD, thậm chí còn vươn lên vị trí thứ 3 trong các nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới. Vốn hóa của hãng xe điện này còn lọt vào top 100 toàn cầu. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 4.

Tại thời điểm mới niêm yết, bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch HĐQT của VinFast chia sẻ: "Mức vốn hóa tuy có bất ngờ, nhưng chúng tôi biết rằng giá trị công ty còn nhiều hơn thế. Những kết quả đạt được bước đầu của VinFast cũng mang tính khích lệ để tiến bước trên con đường chinh phục thế giới"

Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu VFS ở mức 4 USD/cp, vốn hóa thị trường đạt 8,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều doanh nghiệp trong nước. 


VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 5.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 6.

Mặc dù niêm yết trên TTCK Mỹ với mục đích huy động vốn, nhưng bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch HĐQT VinFast hiện tại đã phát biểu trước báo giới rằng công ty không gặp áp lực lớn trong việc huy động tiền vì vẫn nhận được tài trợ từ công ty mẹ Vingroup và đặc biệt là tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm người sáng lập VinFast. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 7.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm CEO VinFast.

Trong một bài phỏng vấn vào tháng 6/2024, vị tỷ phú này cho biết tất cả nguồn lực của Vingroup bây giờ dành cho VinFast. 

Tôi sẽ đầu tư cho VinFast đến khi nào hết tiền thì thôi
VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 8.Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm CEO VinFast

Để hiện thực hóa tầm nhìn của mình, vào tháng 1/2024, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức chuyển vai trò từ Chủ tịch HĐQT sang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc VinFast, thay cho bà Lê Thị Thu Thủy. Từ đây, ông sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động vận hành, bao gồm sản xuất toàn cầu, bán hàng và chiến lược thị trường.

Gần như ngay lập tức, vị tỷ phú này đã đưa ra rất nhiều chiến lược để giúp đỡ VinFast. Cuối năm 2023, Chủ tịch của Vingroup tặng 99,8% vốn CTCP Giải pháp Năng lượng VinES cho VinFast. Sau sáp nhập, VinFast sẽ tự chủ về công nghệ pin – cấu phần quan trọng của xe điện, đồng thời làm chủ được chuỗi sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tiết giảm chi phí.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 9.

Không chỉ vậy, đến tháng 3/2024, ông Vượng đã thành lập công ty Phát triển trạm sạc toàn cầu V-GREEN, mục đích hỗ trợ VinFast tiến ra thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp này được tách ra từ bộ phận phát triển trạm sạc của VinFast, hoạt động độc lập trong vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc cho hãng trên quy mô toàn cầu. Điều nay cũng sẽ giúp cho VinFast có thể tập trung vào việc sản xuất xe, không phải đầu tư tiền để lo chuyện trạm sạc.

Ngoài ra, vị doanh nhân này cũng thành lập hãng taxi công nghệ Xanh SM.

Tuy nhiên, trên tất cả, những hỗ trợ về tài chính của ông Phạm Nhật Vượng mới là điểm đáng chú ý nhất. Cụ thể, vị tỷ phú này đã tài trợ 1 tỷ USD tiền túi cho VinFast và Vingroup của ông cũng sẽ tài trợ 500 triệu USD cho hãng xe này. Tuy nhiên, người giàu nhất Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại tại đây. Vào tháng 4/2024, ông Vượng đã gây chấn động khi công bố sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD.

Tôi sẽ thu xếp tài sản riêng của mình và tài trợ thêm 1 tỷ USD nữa cho VinFast
VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 10.Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm CEO VinFast

Theo thống kê của DeelStreetAsia, từ năm 2017 đến 2023, VinFast đã nhận được tổng cộng 11,4 tỷ USD rót vốn từ công ty mẹ Vingroup, các công ty liên kết, các tổ chức tín dụng và tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Hãng tin Reuters đưa tin vào tháng 2/2024 rằng VinFast có kế hoạch tăng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng trên sàn Nasdaq lên 10% đến 20% vào cuối năm nay, từ mức 2% hiện tại, nhằm thu hút thêm nhà đầu tư.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 11.

Không chỉ tạo tiếng vang sau khi niêm yết tại Mỹ, trong vòng một năm qua VinFast cũng đã có những sự bứt phá nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tiên, hãng xe điện này vẫn coi Việt Nam là thị trường chủ lực của mình và tập trung sự chú ý của mình vào thị trường này. 

Tại thị trường nước nhà, VinFast đã đưa ra một chính sách chưa từng có. Theo đó, từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 1/7/2025, ô tô điện VinFast sẽ được sạc miễn phí tại các trạm sạc V-Green các bãi đỗ nằm tại các địa điểm thuộc hệ sinh thái Vingroup.

Riêng đối với cư dân Vinhomes có sở hữu ô tô điện VinFast sẽ được gửi và sạc điện miễn phí tại các bãi đỗ của Vinhomes trong 2 năm tới. Trong trường hợp chủ xe VinFast có nhà riêng tại Vinhomes và muốn lắp trụ sạc tại nhà, hãng sẽ hỗ trợ lắp đặt tận nơi với khoản hỗ trợ chi phí tới 10 triệu đồng.

Đây có thể nói là một nước đi "táo bạo" của VinFast. Hiện tại, các trạm sạc của VinFast đang phủ sóng toàn quốc và không cho hãng xe khác sạc chung. Như vậy những người sở hữu xe điện VinFast có thể tiết kiệm vài chục triệu đồng trong năm tới nhờ chính sách này."

"Tôi sẽ bỏ thêm 10.000 tỷ để tăng gấp 3 lần số trạm sạc tại Việt Nam", đây là điều mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã khẳng định tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2024 của Vingroup. Ông cũng cho biết việc tăng số lượt trạm sạc để giúp người dân yên tâm mua xe điện. Dẫn chứng từ một báo cáo, tỷ phú này cho biết trên 90% người dân đi dưới 100km một ngày, còn xe điện VinFast có thể chạy 400km- 500km tùy xe. Vì vậy việc sạc ở nhà cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 12.

Một trạm sạc của V-Green.

Không chỉ có vậy, sau niêm yết VinFast còn tạo ra sự chú ý với truyền thông khi ra mắt mẫu xe điện mini VF3. Điều khiến người tiêu dùng thích thú với mẫu xe này không chỉ nhờ sự gọn nhẹ và đẹp mắt, trên tất cả là mức giá rất phù hợp với người Việt, chỉ từ 240 triệu đồng

VinFast công bố đã nhận hơn 28.000 đơn đặt hàng trong 3 ngày mở bán đầu tiên. Việc mở bán mẫu xe này có thể giúp VinFast hoàn tất kế hoạch giao 80.000 xe trong năm nay và tăng mạnh sản lượng so với năm 2023. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 13.

Mẫu xe VinFast VF3.

Không chỉ tập trung trong nước, VinFast còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên toàn thế giới. Trong một năm qua, công ty đã đạt thỏa thuận để xuất khẩu xe sang Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Phi... Hãng cũng liên tục bắt tay với các nhà phân phối để mở đại lý tại nước ngoài. 

Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, VinFast hiện đang đứng thứ hai về thị phần xe điện tại Đông Nam Á tính đến hết nửa đầu năm 2024.

Đặc biệt, VinFast còn lên kế hoạch sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tại Ấn Độ và Indonesia. Tính đến nay, cả hai nhà máy này đều đã được VinFast động thổ trong khi nhà máy tại Mỹ lại bị trì hoãn. Đây là động thái giúp VinFast hưởng những chính sách hỗ trợ cho xe điện từ Indonesia và Ấn Độ, từ đó có thể giảm giá thành bán xe. 

Theo DeelStreetAsia, VinFast đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối ra 50 quốc gia vào cuối năm nay và có thể sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hơn ở thị trường châu Á, nơi các Chính phủ đang tích cực khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng xe điện trong nước.

Theo ông Joshua Cobb, chuyên gia phân tích ô tô cao cấp tại BMI cho biết việc tạm hoãn xây nhà máy tại Mỹ sẽ khiến VinFast chậm lại trong quá trình thâm nhập thị trường Bắc Mỹ, nhưng đây lại là lựa chọn hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại. Quyết định này sẽ giúp hãng xe điện này có thêm thời gian chuẩn bị và tăng khả năng thích ứng với biến động của thị trường xe điện.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 14.

Lễ khởi công nhà mát VinFast tại Indonesia vào tháng 7/2024.

Trên tất cả, lãnh đạo của VinFat đặt mục tiêu có thể hòa EBITDA từ năm 2026, dần dần từng bước sẽ có lãi. Tại một số thị trường cũng đã có lãi nhưng trên nền 3 không: Không khấu hao, không lợi nhuận, không chi phí tài chính. Điều này có nghĩa là đây là số tiền công ty bỏ ra để đầu tư, không tính vào chi phí. Dần dần từng bước công ty sẽ tính được các chi phí này vào giá xe. Dòng tiền sẽ dương từ năm 2026.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 15.

Tuy có được bước tiến dài nhưng những khó khăn của VinFast là điều mà ai cũng nhìn thấy. VinFast được tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam thành lập vào năm 2017. Hãng xe này đã đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á, gây ấn tượng mạnh mẽ trong giới chuyên gia và các doanh nghiệp khác.

Một bước ngoặt lớn đã đến với hãng xe này khi tại triển lãm ôtô CES 2022 (Mỹ) diễn ra vào đầu tháng 1/2022, Chủ tịch HĐQT Lê Thị Thu Thủy cho biết VinFast sẽ chính thức chuyển thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022. Theo lãnh đạo cao cấp của Vingroup, đây là thông tin quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt trong chiến lược phát triển của VinFast.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 16.

Dàn xe điện được ra mắt năm 2021 của VinFast.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast lại có một ước mơ lớn với hãng xe điện này. 

Nếu chỉ kinh doanh kiếm tiền đơn thuần thì không dại gì chúng tôi lao vào sản xuất ô tô. Dễ thì đã không đến lượt chúng tôi làm. Với VinFast, chúng tôi muốn thể hiện trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước của chúng tôi , không có toan tính gì trong đó
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast

VinFast cho đến nay vẫn đang chờ ngày có lợi nhuận.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 17.

Trong năm 2023, hãng xe này ghi nhận doanh số tăng vọt so với năm trước đó. Đến nửa đầu năm 2024, công ty này tiếp tục bàn giao gần 22.000 xe điện, tăng 92% so với năm trước đó


VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 18.

Năm 2024, VinFast đã đặt mục tiêu sẽ bàn giao khoảng 80.000 xe ô tô điện đến tay khách hàng. 

VinFast mới đây cũng đã phải đưa ra quyết định hoãn khánh thành nhà máy trị giá 4 tỷ USD Bắc Carolina vào năm 2028, thay vì năm 2025 như kế hoạch ban đầu. VinFast cho biết: "Quyết định này sẽ cho phép công ty tối ưu hóa việc phân bổ vốn và quản lý chi tiêu ngắn hạn hiệu quả hơn, tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và củng cố các hoạt động hiện có".

Đã có một vài đối tác để tiến hành động thái mua cổ phiếu VFS. 

Đầu tiên có thể kể đến Yorkville đã chi ra số tiền 49 triệu USD để chuyển đổi số trái phiếu do Vingroup phát hành lấy cổ phiếu VFS và chi thêm 51 triệu USD để mua lại cổ phiếu VFS từ cổ đông Asian Star. Hay Gotion - nhà cung cấp pin xe điện lớn của Trung Quốc đã mua 15 triệu cổ phiếu VFS với giá 10 USD/cp. 

Như vậy, các cổ đông liên quan đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đang nắm đến gần 98% vốn của VinFast. Tỷ lệ Free-float của VFS trên thị trường vẫn còn khá ít. 

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 19.

VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua- Ảnh 20.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Vingroup, cho biết xe điện sẽ không bao giờ hết thời mà sẽ là xu thế bền vững. Hiện nay thế giới đã bắt đầu có những công nghệ mới về pin và dần dần pin sẽ rẻ đi, từ đó giá thành sẽ điện cũng sẽ rẻ đi, thậm chí chỉ ngang xe xăng.

"Đặc biệt với VinFast chúng ta đang có chính sách cho thuê pin. Điều này có nghĩa là chúng ta đã cạnh tranh trực tiếp với xe xăng. Hiện nay xe không pin của VinFast đang bán với giá rẻ hơn xe xăng cùng phân khúc. Tuy nhiên xe của VinFast lại khỏe hơn, thông minh hơn và nhiều công nghệ hơn", ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ.

Theo ông Phạm Nhật Vượng, hiện nay chi phí thuê pin hoặc sạc điện, tóm lại là năng lượng trên/km của xe điện có thể rẻ hơn xe xăng đến 40-50%. Vì vậy có thể nói xe điện VinFast đang cạnh tranh trực tiếp với xe xăng, chi phí bảo hành, bảo dưỡng còn thấp hơn. 

Không chỉ tối ưu về mặt chi phí, xe điện còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường. "Các cổ đông cứ hình dung cả nước ta đi xe điện thì môi trường chúng ta sạch như thế nào. Xe điện là một phần quan trọng đế giúp các thành phố lớn trở nên sạch hơn", ông Phạm Nhật Vượng khẳng định.


Trọng Hiếu

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên