MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vĩnh Hoàn (VHC) muốn tăng sở hữu tại phồng tôm Sa Giang lên 77% vốn

13-04-2021 - 19:55 PM | Doanh nghiệp

Vĩnh Hoàn (VHC) muốn tăng sở hữu tại phồng tôm Sa Giang  lên 77% vốn

Trong đó, bánh phồng tôm đang là sản phẩm chủ lực đóng góp 83% doanh thuXuất nhập khẩu Sa Giang (SGC), trong khi các sản phẩm từ gạo chiếm 16%. Tại báo cáo IR mới nhất, Vĩnh Hoàn (VHC) có nhấn mạnh thị trường tiêu thụ của SCG hiện đến 47% doanh thu từ thị trường châu Âu.

HĐQT Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (VHC) vừa thông qua kế hoạch mua thêm 1,8 triệu cổ phần của CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC). Hiện, VHC là cổ đông lớn nhất tại SGC với sở hữu gần 3,6 triệu cổ phiếu, tương đương 51,29% vốn. Đây là lượng cổ phiếu mua từ tay Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hồi cuối tháng 1/2021.

Như vậy nếu hoàn tất đợt giao dịch mới, VHC sẽ nắm tới 76,72% vốn tại doanh nghiệp này.

Trước đó vào 9/4, ĐHĐCĐ bất thường của SGC cũng đã chấp thuận cho một số cổ đông lớn chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định mà không phải thực hiện chào mua công khai. Bên nhận chuyển nhượng chính là VHC còn bên chuyển nhượng gồm 4 cá nhân. Trong đó bà Trần Thị Thanh Thúy chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phần tương đương hơn 21% vốn SGC.

Vĩnh Hoàn (VHC) muốn tăng sở hữu tại chủ quản Bánh phồng tôm Sa Giang  lên 77% vốn - Ảnh 1.
Vĩnh Hoàn (VHC) muốn tăng sở hữu tại chủ quản Bánh phồng tôm Sa Giang  lên 77% vốn - Ảnh 2.

Về SGC, Công ty kế thừa từ xưởng sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang của Ông Lê Minh Triết và Bà Hồ Thị Son, xây dựng và hoạt động từ đầu năm 1960 cho đến ngày giải phóng Miền Nam. Sau giải phóng 1975 xưởng bánh phồng tôm Sa Giang được Nhà nước tiếp quản đổi thành Công ty Xuất nhập khẩu Công nghiệp.

Hiện, SGC sản xuất và mua bán thực phẩm chính là bánh phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở, đu đủ sấy. Công ty cũng tham gia mua bán, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản; mua bán, chế biến thịt, mỡ đóng gói và đóng hộp…

Trong đó, bánh phồng tôm đang là sản phẩm chủ lực đóng góp 83% doanh thu Công ty, trong khi các sản phẩm từ gạo chiếm 16%. Tại báo cáo IR mới nhất, VHC có nhấn mạnh thị trường tiêu thụ của SCG hiện đến 47% doanh thu từ thị trường châu Âu.

VHC cũng vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, dự trình kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.600 tỷ đồng, lượt tăng 22% và lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm ngoái. Mức trả cổ tức dự kiến 10 - 20%, tương ứng 1.000 - 2.000 đồng/cp.

Về kế hoạch đầu tư, Công tydự chi dành 1.300 tỷ đồng, trong đó 700 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống Vĩnh Hoàn và sở hữu đất cho khu liên hợp nông nghiệp thuỷ sản công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Công ty cũng chi 200 tỷ đồng để cải tạo nhà máy tại Thanh Bình và Thực phẩm Vĩnh Phước, số tiền 400 tỷ đồng còn lại cho các khoản đầu tư khác.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên