Vinh Trần - Nhân vật truyền cảm hứng WeChoice “flex” màn đổi nhận diện Zalo, đứng sau logo quạt Asia Fan: Có cái làm 1 tuần nổi gần 20 năm
"Sự đón nhận của mọi người làm tôi rất hạnh phúc và tự hào khi là một phần của những sản phẩm nổi tiếng đó" - Vinh Trần nói.
- 08-02-2024Không phải chạy bộ, ĐH Harvard tiết lộ 3 bài tập lợi đủ đường: Vừa kéo dài tuổi thọ, vừa hạ đường huyết hiệu quả
- 07-02-20242 loại quả ngọt lịm bán đầy chợ Việt được Tiến sĩ Anh ca ngợi chống ung thư hiệu quả
- 06-02-2024Từ anh nông dân đến nam vương người Việt tự tin xuất hiện tại sàn diễn dành cho giới thượng lưu Mỹ
Trần Quang Vinh (sinh năm 1986), Founder không bằng cấp, chinh chiến ở Google, Meta 10 năm rồi lại bỏ tất cả khởi nghiệp dự án AI giúp người trầm cảm, có một năm 2023 thật sự khác biệt!
Sau hơn cả thập kỷ sống ở Mỹ, Vinh Trần không ngờ có thời điểm anh bay đi và về Việt Nam đến 2 lần chỉ trong 3 tháng qua. Lần gần nhất là cuối tháng 1 năm nay, anh vượt nửa vòng trái đất là để đến Gala WeChoice Awards 2023, bước lên sân khấu nhận cúp vinh danh khi là 23 nhân vật truyền cảm hứng.
“Đừng bỏ cuộc, đó là điều Vinh muốn các bạn thấy được, ngọn núi cao nhất, khó nhất, thử thách nhất là chính mình. Cám ơn cộng đồng những người đã cho Vinh sự ủng hộ, cơ hội và cùng Vinh đi trên con đường này”, anh chia sẻ về sự kiện Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards.
Sau sự kiện, Vinh Trần thông báo tổ chức offline, song song đó còn tạo ra “sóng ngưỡng mộ” khi bất ngờ tiết lộ mình từng tham gia, chỉ đạo thiết kế ra nhiều logo thương hiệu nổi tiếng, phổ biến trong đời sống từ Việt Nam đến Mỹ mà nhiều người chưa được biết.
Cùng gặp gỡ Vinh Trần và nghe anh chia sẻ thêm về những điều đã làm được trong suốt 10 năm dấn thân vào thiết kế!
Chào anh Vinh,
Sau Gala WeChoice, anh tiết lộ thêm nhiều hay ho về bản thân. Ví như chuyện thay đổi logo Zalo cho đến sáng tạo nhận diện thương hiệu cho quạt Asia Fan - đều là những logo thương hiệu gắn liền với đời sống người Việt. Điều gì đã thúc đẩy anh đến với những màn flex cực xịn này?
Dạo này tôi có cơ hội về Việt Nam thường xuyên hơn, thấy rõ những sản phẩm có bàn tay của mình “kiến tạo" xuất hiện ở khắp nơi. Bạn bè, người thân tương tác với các thiết kế mình làm ra hàng giờ, hàng ngày. Sự đón nhận của mọi người làm tôi rất hạnh phúc và tự hào khi là một phần của những sản phẩm nổi tiếng đó.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản là cho vui - không có ý định gì khác. Bao nhiêu năm qua, tôi đã không nói về những điều mình đang làm và gần đây được về Việt Nam thường xuyên, tôi mới bắt đầu chia sẻ. Tôi thấy may mắn khi có cơ hội được đóng góp cho cộng đồng Tech theo cách như vậy.
Cơ duyên nào đã đưa anh đến “cú bắt tay" làm việc với những thương hiệu nổi tiếng?
Vào cuối năm 2016, tôi may mắn được nhà sáng lập ra Zalo cho cơ hội mời về Việt Nam hợp tác với team Zalo, thiết kế ra hướng đi mới cho thương hiệu. Dựa trên yêu cầu bên khách hàng, tôi cùng team đưa ra những phương hướng thiết kế mới cho thương hiệu và trải nghiệm bên trong sản phẩm. Rõ nét nhất là hướng logotype chữ Zalo đã được tối giản, mang đến trải nghiệm vươn tầm hơn.
Còn đối với Asia Fan, tôi là người sáng tạo phương hướng, thiết kế chính cho logo của thương hiệu khi còn là Graphic Designer ở công ty Brand Maker, một công ty Việt Nam mà tôi làm từ 2008.
Khi sáng tạo, ý tưởng hay dự tính đầu tiên để “bài toán" khách hàng đưa ra sẽ xuất phát từ những điều như thế nào? Lúc bắt tay vào làm anh có nghĩ về “đời sống” sau khi ra mắt của nó?
Mỗi một thương hiệu sẽ có một mục tiêu khác nhau.
Tôi sẽ dành nhiều thời gian để cùng ngồi với team để hiểu được nhu cầu và điều mình có thể làm. Thường mọi người hay nói tôi có khả năng kể chuyện, nên dựa vào đề bài của khách, tôi sẽ suy nghĩ về hướng kể một câu chuyện có khả năng kết nối mong muốn của ban lãnh đạo và ý tưởng đội ngũ làm thiết kế. Dự án càng lớn thì sẽ càng nhiều người tham gia vào và điều khó nhất là được sự đồng thuận của tất cả trong việc hiện hoá một ý tưởng.
Đi tìm ý tưởng, cách kể một câu chuyện thuyết phục là điều tất yếu đầu tiên để có một sản phẩm sáng tạo thành công. Tôi hiểu khi làm việc, kỹ thuật chỉ chiếm 10% và 90% là vấn đề về con người.
Điều gì thú vị khi thiết kế logo cho những thương hiệu Việt nổi tiếng mà anh có thể chia sẻ?
Khi làm cho Zalo, tôi ở Mỹ. Lệch múi giờ khiến quá trình làm việc giữa tôi và team ở Việt Nam gặp khá nhiều trở ngại. Nhưng may mắn chúng tôi đã là một team khá ăn ý.
Lúc đấy, tôi khuyến khích team nên đầu tư thời gian thiết kế lại ứng dụng trước để cảm được giá trị cốt lõi trước, sau đó cùng lúc tạo ra cảm hứng cho logo mới. Khi về Việt Nam tôi cũng cùng team phỏng vấn người dùng để hiểu hơn tính hiệu quả của hướng đi mới, điều này đảm bảo sự thay đổi không chỉ cảm tính và khoa học.
Công việc của tôi thường hay thiết kế ra phương hướng và sau đó các bạn sẽ mở rộng ra hoặc tối ưu nó dựa trên nhu cầu của công ty và sản phẩm.
Còn với Asia Fan, đây là dự án tôi nghĩ sẽ nhớ suốt đời, vì chỉ làm có 1 tuần. Trong một tuần, tôi chịu trách nhiệm chính thiết kế trực tiếp và hàng chục hướng khác nhau. May mắn, Asia Fan nhanh chóng chọn một trong những phương hướng này và vài tuần sau tôi đã bắt đầu thấy logo này được ứng dụng rộng rãi.
Tôi rất ngạc nhiên vì độ phổ biến của 1 sản phẩm được tạo ra chỉ trong thời gian ngắn và ước mình có nhiều thời gian, cơ hội hơn để làm nó chỉn chu hơn nữa.
Một người thiết kế tạo ra được một sản phẩm thành công là khi nào?
Định nghĩa của riêng tôi về một sản phẩm thành công là khi nó đáp ứng được nhu cầu của người dùng và hiểu được người dùng thật sự cần gì. Từ sự đồng cảm đó, hình ảnh thương hiệu sẽ cộng hưởng với sự thành công của sản phẩm.
Trên thế giới, các thiết kế thương hiệu logo ngày càng tối giản. font chữ cũng rất đơn giản. Bản chất logo là không nói điều gì vĩ mô, cho tới khi người dùng thật sự nhận được giá trị từ sản phẩm. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm sẽ định đoạt giá trị thương hiệu, không phải logo.
Không ai trả lương cho kẻ nhàn hạ, có phải phía sau mỗi dự án thành công, là 1 chuỗi ngày sống không giờ giấc của những thiết kế?
Tôi nghĩ ngành sáng tạo rất khó để tính bằng giờ giấc, nó phải tính bằng đam mê, nhiệt huyết và có khi đi cả vào giấc ngủ để phát triển một sản phẩm cần cả chiều sâu lẫn đáp ứng về mặt mỹ thuật.
Một ví dụ là Christopher Nolan, đạo diễn các phim như Inception, thay vì các đạo diễn ra nhiều ý tưởng ban đầu rồi chọn ra ướng tưởng hay nhất. Thì Christopher Nolan không làm vậy. Ông chỉ trung thành với 1 ý tưởng và viết đi viết lại trên 5 năm để ra một kịch bản thành phim, nên khi xem phim sẽ thấy có rất nhiều lớp ý nghĩa tuỳ vào mối quan tâm của mỗi người.
Một ví dụ khác là các bộ phim của Studio Ghibli và Hayao Miyazaki, một đứa trẻ có thể xem phim hoạt hình rất màu sắc hứng thú nhưng người lớn cũng xem được và thấy một ý nghĩa sâu sắc và có thể rơi nước mắt. Sáng tạo là một nghệ thuật phục vụ con người, tôi luôn mong muốn cân bằng chiều sâu con người và mục đích kinh doanh.
Phải chăng từ trước đến nay, chúng ta đã quá ít nhắc đến hay coi trọng giá trị của người sáng tạo về mặt hình ảnh cho thương hiệu, mà lại dành sự tập trung cho những yếu tố khác?
Tôi đã thấy Duy Đào, giám đốc sáng tạo kiêm nhà thiết kế người Việt đầu tiên được đề cử Grammy ở hạng mục Thiết kế ấn phẩm đặc biệt, và cũng nằm trong 23 nhân vật truyền cảm hứng của WeChoice Award 2023, tôi rất ngưỡng mộ.
Nhưng những người như Duy rất ít vì không phải ai cũng có cơ hội để thể hiện mình.
Tôi cũng có cơ hội cố vấn và tương tác với nhiều bạn trẻ ở các công ty lớn và thấy một thực tế: Chưa có nhiều thiết kế được đóng vai trò chủ chốt trong quyết định chiến lược của một doanh nghiệp. Họ thường chỉ tập trung xoay quanh mỹ thuật nhưng ở Mỹ thì tập trung nhiều hơn về chiến lược và hướng phát triển.
Đây cũng là cơ hội để khi vận hành công ty Murror.app - dự án AI giúp người trầm cảm, tôi muốn thay đổi điều này và cho designer thấy siêu sức mạnh của mình.
Ở Murror, design team sẽ quyết định luôn hướng chiến lược phát triển sản phẩm nên có tiếng nói rất lớn. Điều này khiến các designers có góc nhìn đa chiều, không chỉ tập trung vào thẩm mỹ.
Hào quang và sự nổi tiếng trong giới thiết kế có thật sự cần thiết không và nó tác động thế nào với một người theo đuổi công việc sáng tạo?
Hào quang là điều cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào. Bởi vì khi được vinh danh, biết đến, họ sẽ trở thành tấm gương để người khác noi gương. Đồng thời cũng cho họ điều kiện, cơ hội để phát triển hơn nữa.
Đặc biệt ở thế hệ Gen Z, họ có khao khát được làm điều ý nghĩa và khác biệt rất lớn, họ cần một nền tảng để đi xa và thành công.
Nhưng lấy sự nổi tiếng và hào quang làm mục tiêu của một người sáng tạo thì không nên. Nếu có, thì hãy đến một cách tự nhiên. Nổi tiếng và hào quang chỉ nên là một yếu tố phụ nằm trong giá trị đem đến cho người dùng một trải nghiệm tích cực, làm tăng hiệu quả cuộc sống.
Cảm ơn những chia sẻ của anh!
Phụ nữ mới