VND có xu hướng lên giá trong 2021
Với chính sách điều hành tỷ giá hợp lý, linh hoạt của NHNN đã giúp tỷ giá VND/USD ổn định và VND có xu hướng lên giá trong 2021.
- 26-04-2022Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trên liên ngân hàng
- 19-04-2022Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng tăng mạnh
- 18-04-2022Tỷ giá USD/VND làm quen với các mốc mới
PGS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học và nghiên cứu giảng dạy, Khoa Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh tại Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021”, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 25/4.
PGS.TS. Tô Trung Thành (bên phải).
Đánh giá về khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong năm 2021, PGS.TS. Tô Trung Thành cho biết, với chính sách điều hành tỷ giá hợp lý, linh hoạt của NHNN và nguồn cung ngoại tệ dồi dào có được từ thặng dư thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định và nguồn kiều hối tích cực đã giúp tỷ giá VND/USD ổn định và .
“Tính chung cho cả năm 2021, tỷ giá trung tâm đã giảm 0,065% và tỷ giá tại các NHTM đã giảm 1,17% so với đầu năm, đưa VND trở thành một trong số ít đồng tiền trong khu vực lên giá so với USD”, PGS.TS. Tô Trung Thành nói,
Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2021 đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2021. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2021 ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020.
Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (thấp hơn so với mức xuất siêu kỷ lục 19,94 tỷ USD của năm 2020).
Đối với cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, PGS.TS. Tô Trung Thành đánh giá, gần như không thay đổi đáng kể so với những năm gần đây. Khu vực FDI vẫn đóng góp phần lớn vào xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, tuy nhiên giá trị gia tăng của các sản phẩm này được tạo ra tại Việt Nam còn rất thấp.
Khu vực này cũng đóng góp lớn nhất trong cấu trúc thương mại quốc tế của Việt Nam - 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, 65,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, xuất siêu 29,36 tỷ USD (so với khu vực trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD).
Điều này phản ánh vai trò quan trọng của khu vực FDI đối với tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ sức thâm nhập thị trường thế giới mà chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng nước ngoài, vai trò của khu vực trong nước còn yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Toàn cảnh hội thảo.
Về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD. Thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam là EU với 23 tỷ USD, thị trường nhập siêu lớn nhất là Trung Quốc với 54 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 34,2 tỷ USD.
Đặc điểm cơ cấu thị trường này phản ánh chuỗi sản xuất toàn cầu mà Việt Nam là một cơ sở sản xuất mắt xích – nhập nguyên vật liệu và bán thành phẩm từ Trung Quốc, Hàn Quốc; sản xuất lắp ráp trong nước, và xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia như EU và Mỹ.
Khu vực FDI chi trả sở hữu thuần vẫn trong xu hướng gia tăng, khiến cho thu nhập đầu tư ròng gần ngang bằng với lượng kiều hối gửi về Việt Nam. Nếu cấu trúc sản xuất và xuất khẩu thời gian tới chưa được cải thiện, nguy cơ luồng tiền chi trả sở hữu ra nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm, tổng thu nhập quốc gia, và khả năng đầu tư trong tương lai.
Giải ngân FDI ở mức khả quan (19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2020, nhưng vẫn ở tỷ lệ theo GDP cao nhất so với các nước trong khu vực), cộng thêm sự gia tăng của các khoản vay nợ nước ngoài; cũng như khoản mục tiền và tiền gửi ở mức cao, khiến cho thặng dư cán cân vốn và tài chính ở mức cao.
Theo đó, cán cân thanh toán tính đến cuối quý 3 năm 2021 đã thặng dư 12,18 tỷ USD, cao hơn so với mức 10,38 tỷ USD cùng kỳ năm 2020, theo đó dự trữ ngoại hối gia tăng mạnh. Dự trữ ngoại hối tính đến cuối quý 3 lên mức kỷ lục 105 tỷ USD, và đến cuối năm là 113,7 tỉ USD (theo dự báo của IMF). Đây cũng là cơ sở quan trọng giữ cho thị trường ngoại hối ổn định trong năm 2021.
Diễn đàn doanh nghiệp