MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VnIndex mất gần 9 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần

Trong phiên hôm nay, những nỗ lực của BHN (tăng trần), SAB (tăng 8.000 đồng), ROS (tăng 700 đồng), MWG (tăng 1.200 đồng) là không đủ khi hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như BVH, DHG, DPM, FPT, GAS, HPG, HSG, PLX, VNM hay các cổ phiếu ngân hàng EIB, MBB, BID, VCB…đồng loạt giảm sâu.

Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra khá tiêu cực khi áp lực bán tăng vọt trên cả 3 sàn. Về cuối phiên, dòng tiền bắt đáy gia tăng giúp thị trường thu hẹp đà giảm nhưng mức giảm vẫn còn rất mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VnIndex giảm 8,69 điểm (1,12%) xuống 768,91 điểm; Hnx-Index giảm 1,79 điểm (1,78%) xuống 98,64 điểm và Upcom-Index giảm 0,66 điểm (1,17%) xuống 56,07 điểm.

Các chỉ số như Vn30 hay VnAllshare Index cũng đồng loạt giảm mạnh, lần lượt 14,38 điểm (1,89%) và 16,22 điểm (1,42%) đã cho thấy áp lực bán là rất mạnh. Thanh khoản trên toàn thị trường ở mức khá cao với 338 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.644 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, những nỗ lực của BHN (tăng trần), SAB (tăng 8.000 đồng), ROS (tăng 700 đồng), MWG (tăng 1.200 đồng) là không đủ khi hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như BVH, DHG, DPM, FPT, GAS, HPG, HSG, PLX, VNM hay các cổ phiếu ngân hàng EIB, MBB, BID, VCB…đồng loạt giảm sâu.

Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng chìm trong sắc đỏ, thậm chí một vài cái tên “nóng” gần đây như LDG, TDH còn giảm sàn.

Dù vậy, mỗi khi thị trường có “biến” thì dòng tiền lại có xu hướng tìm đến các cổ phiếu penny như DPS, OGC, HAR, TNT, SJM, HCD, SHI, DLG, HKT, ITA…và không ít cổ phiếu trong số đó tăng kịch trần.


VN-Index, VN30-Idnex, VNXALLshare đều chìm trong biển lửa với gần 220 mã giảm giá, bao gồm tất cả các nhóm ngành. VN-Index đã giảm hơn 10 điểm từ 2h, VNXAllshare giảm gần 21 điểm. Sự tăng giá lẻ loi tại SAB, BHN, ROS không đủ cứu vãn chỉ số.

Trong khi đó, HNX-Index lại tăng 1,74 điểm nhờ NTP và OCH.


Áp lực bán tăng vọt trên toàn thị trường trong buổi sáng nay đã khiến các chỉ số chìm trong sắc đỏ. Tạm dừng phiên giao dịch, VnIndex giảm 4,98 điểm (0,64%) xuống 772,62 điểm; Hnx-Index giảm 0,74 điểm (0,74%) xuống 99,69 điểm và Upcom-Index giảm 0,08 điểm (0,14%) xuống 56,66 điểm. Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 181 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 2.660 tỷ đồng.

Trong buổi sáng nay, áp lực bán diễn ra chủ yếu tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, điều này có thể thấy rõ qua việc chỉ số Vn30 cũng như VnAllshare đều giảm trên 10 điểm. Những nỗ lực cua SAB (tăng 6.600 đồng), BHN (tăng trần), ROS, ITA, MWG…là không đủ giúp thị trường tránh khỏi việc giảm sâu.

Nhóm bất động sản, xây dựng chịu áp lực bán khá mạnh, nhưng vẫn xuất hiện một vài cái tên đi ngược xu hướng chung như FCN, LCG, DIG, FLC, SJS…

Tuy vậy, dòng tiền lại đang có xu hướng tìm đến các cổ phiếu penny như OGC, ITA, HAR, HKT, HHS, NVT, BII, HAI, DLG…và không ít mã trong đó tăng kịch trần.


Thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới với sự thận trọng nhất định, điều này có thể thấy rõ qua việc các chỉ số liên tục dao động quanh mốc tham chiếu cũng như tốc lộ khớp lệnh diễn ra tương đối chậm chạp.

Tại thời điểm 10h10’, chỉ số VnIndex tăng 0,31 điểm (0,04%) lên 777,95 điểm; Upcom-Index tăng 0,09 điểm (0,15%) lên 56,82 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,43 điểm (0,43%) xuống 100 điểm.

Việc hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, CTG, DPM, FPT, GAS, HPG, HSG, MSN, VCB, VIC, VNM…đồng loạt giảm điểm đã tác động tiêu cực tới thị trường chung.

Điểm sáng trên thị trường lúc này là bộ đôi cổ phiếu bia BHN, SAB khi đi ngược xu hướng chung và tăng mạnh, trong đó, SAB tăng 8.500 đồng, BHN thậm chí tăng trần. Có lẽ, những kỳ vọng về việc Bộ Công thương thoái vốn trong những tháng cuối năm đã thúc đẩy đà tăng của 2 cổ phiêu này. Hiện tại, SAB và BHN đang là 2 cổ phiếu giúp thị trường cân bằng với đà giảm của các Bluechips.

Ở nhóm ngân hàng, BID cùng với MBB đang là 2 điểm sáng hiếm hoi khi ngược dòng thị trường và tăng điểm. Tuy vậy, mức độ tăng là khá nhẹ nhàng.

OGC tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt và tăng trần lên 2.880 đồng với dư mua trần hơn 10 triệu đơn vị. Tương tự, một cổ phiếu “nóng” khác là HAR cũng tiếp tục tăng trần lên 8.760 đồng và đây cũng là phiên tăng trần thứ 11 liên tiếp của cổ phiếu.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên