MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vợ chồng thu nhập 13 triệu đồng, tiết kiệm được 2,5 triệu đồng/tháng, trầm cảm vì ‘sống chung với nhà chồng’: CĐM khuyên cực gắt!

23-04-2024 - 20:06 PM | Sống

Vợ chồng thu nhập 13 triệu đồng, tiết kiệm được 2,5 triệu đồng/tháng, trầm cảm vì ‘sống chung với nhà chồng’: CĐM khuyên cực gắt!

Mọi người nhận xét chị vợ trong câu chuyện quá nhẫn nhịn chịu đựng và mắc sai lầm nên mới dẫn đến sự tình này.

Thu chi gia đình luôn là vấn đề nhạy cảm, "đau đầu" của không ít cặp vợ chồng. Cũng chính bởi vấn đề này mà nhiều cặp đôi xảy ra xích mích, nghi ngờ nhau. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, mức độ thu chi, nhu cầu sinh hoạt,... là không giống nhau. Chính vì vậy, mỗi nhà sẽ có cách chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư riêng.

Mới đây, trên một group chuyên chia sẻ về cách quản lý tài chính cá nhân, một người phụ nữ đã kể câu chuyện gia đình và xin kinh nghiệm từ phía mọi người. Chị cho biết bản thân đã kết hôn được 6 năm, có 2 bé: 1 bé 3 tuổi và 1 bé 2 tuổi. Các bé đều đang học trường công. 

Lại câu chuyện sống chung với bố mẹ chồng...

Vợ chồng chị sống ở tỉnh lẻ, nơi có ít khu công nghiệp. Lương công chức của chị được 6 triệu đồng/tháng, chồng là nhân viên văn phòng lương cao nhất chỉ được 8 triệu đồng/tháng (nếu làm đủ ngày công). Tổng thu nhập của 2 vợ chồng là 14 triệu đồng/tháng, nhưng bình quân thực nhận chỉ khoảng 13 triệu đồng/tháng.

Hai vợ chồng chị sống chung với bố mẹ chồng. Ông bà đều có lương hưu tổng cộng 15 triệu đồng/tháng. Hiện chi tiêu trong gia đình đều do 2 vợ chồng lo, ông bà chỉ đóng góp gạo và thỉnh thoảng mua thực phẩm là trứng.

Vợ chồng thu nhập 13 triệu đồng, tiết kiệm được 2,5 triệu đồng/tháng, trầm cảm vì ‘sống chung với nhà chồng’: CĐM khuyên cực gắt!- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Người phụ nữ liệt kê các khoản chi tiêu trong 1 tháng của gia đình như sau:

- Tiền 2 bé đi học và ăn ở trường: 1,5 triệu đồng

- Tiền sữa tươi, sữa chua cho 2 bé: 1,4 triệu đồng

- Điện nước trung bình: 1,2 triệu đồng

- Mua thức ăn: 4 triệu đồng (2 vợ chồng chỉ ăn cơm tối ở nhà)

- Mua đồ sinh hoạt (giấy vệ sinh, gia vị,...): 400.000 VNĐ

- Tiền mua thuốc khi con ốm, thuốc bổ: 1 triệu đồng

- Tiết kiệm: 2,5 triệu đồng (có tháng không tiết kiệm được nhiều vì chi phí phát sinh).

Chị cũng chia sẻ thêm, hiện 2 vợ chồng có 320 triệu đồng tiền tiết kiệm được do trước đây kinh doanh và chưa có 2 bé nên không tốn nhiều chi phí. Sống chung với bố mẹ chồng nảy sinh nhiều vấn đề, dù chị đã nhẫn nhịn nhưng vẫn không thể tiếp tục chịu đựng.

Bố mẹ ruột thương con nên cho chị 1 miếng đất sang tên 2 vợ chồng. Chị dự định sẽ xây 1 căn nhà nhỏ rồi ra ở riêng. Chị vợ cũng chia sẻ thêm, do chung sống xảy ra nhiều mâu thuẫn nên chị từng trầm cảm, nhảy ra khỏi lan can tầng 1 trong thời gian ở cữ bé đầu tiên.

Tuy nhiên khi chị trao đổi với bố mẹ chồng, 2 ông bà không đồng ý. Họ nói rằng vì nhà có chồng chị là con trai nên phải ở cùng bố mẹ. Sau chồng chị là 2 cô em gái. Trong buổi trò chuyện, chị vợ cũng xin lại bố mẹ chồng 2 cây vàng và 100 triệu đồng là quà cưới, hồi môn trước nhờ giữ hộ. Chị muốn dùng số tiền này mua vật liệu xây dựng nhưng mẹ chồng không trả.

Chị vợ bức xúc: "Tại sao hồi môn bố mẹ, ông bà, cô chú tôi đổ mồ hôi kiếm được mà lại không trả như lúc đầu nói có việc thì sẽ trả. Bố mẹ và các bác bên nhà tôi thấy tôi khổ quá cứ bảo thôi kệ, mỗi người góp cho vay một ít để xây nhà, bố mẹ thì gom được 500 triệu đồng".

Người phụ nữ ẩn danh đưa ra 2 phương án hiện tại:

- Phương án 1: Nhận tiền họ hàng, bố mẹ cho vay để xây nhà và trả nợ dần (Với phương án này, khả năng cao nhà chồng sẽ không trả 2 cây vàng và 100 triệu đồng). 

- Phương án 2: Tiếp tục ở chung và chịu đựng nhà chồng. 

Chị vợ còn tâm sự thêm, chị và 1 cô em chồng đang giận nhau 2 năm nay vì em chồng hay hỏi vay tiền (hỏi chồng chị nhưng không hỏi chị), mỗi lần vay từ 1-2 triệu đồng và thường không trả. Còn 1 cô em chồng có công việc nhưng không dư dả nên bố mẹ chồng thường phải gửi đồ ăn cho. 

"Bố mẹ chồng tôi tuy không mua thức ăn ở nhà nhưng toàn mua đồ ăn gửi cho cháu ngoại 1 tháng 1 lần, mỗi lần 1 thùng to. Nhiều khi đồ tôi mua và đồ bố mẹ tôi gửi, bố mẹ chồng cũng gom hết vào gửi cho con gái. Tôi cảm thấy mình giỏi nhịn, họ coi tôi không nói là không biết", chị kể.

Câu chuyện ngay sau khi được chia sẻ nhận về nhiều cảm thông, cùng lời động viên. Nhiều người khuyên chị vợ nên ra ở riêng, đồng thời cố gắng đòi lại số vàng và tiền từ bố mẹ chồng. Ngoài ra, chị vợ có thể làm thêm những công việc khác để tăng thu nhập gia đình.

Một số bình luận đáng chú ý của CĐM để lại như sau:

- Bạn nên ra ở riêng, xây nhà nhé và đòi lại vàng, tiền. Bạn phải làm căng lên, đừng nhẫn nhịn, mình phải tự thương lấy mình thôi.

- Đất bố mẹ ruột cho chị thì đứng tên chị thôi, cuộc đời dài lắm, không ai biết trước đâu. Nếu là đất của bố mẹ chị, tiền xây nhà bố mẹ chồng cho thì mới đứng tên 2 vợ chồng chứ.

- Trong hoàn cảnh này mới thấy thương bố mẹ ruột biết bao nhiêu, bố mẹ thương con rồi thương đến đời cháu.

- Đòi tiền vàng, đổi chồng, không chung tên đất đai gì hết. Nhịn không phải là xong chuyện, nhịn quá sẽ dẫn đến bệnh tâm lý.

Nguồn: Group Vén khéo


Theo Ứng Hà Chi

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên