Vỡ mộng với ‘miếng bánh’ 250 tỷ USD, nhiều content creator, KOL chật vật tìm đường sống, gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, quay lại việc văn phòng sau 1 năm làm nghề
Cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp người có sức ảnh hưởng (influencer) khiến nhiều content creator và KOL nhỏ hơn chật vật tìm chỗ đứng.
- 13-09-2024Apple đánh 'thuế' 30% nhưng không mang lại lợi ích, nhà sáng tạo thất vọng, kêu gọi tẩy chay
- 02-07-2024Mỏ vàng 42 tỷ USD của Elon Musk: Từ nỗi lo ‘hủy diệt nhân loại’ đến cơ hội đổi mới sáng tạo bằng AI cho ngành hàng không Việt Nam
- 01-07-2024Chiêu marketing đỉnh cao của Nike: Biến màn chơi xấu tại Copa America thành 'món quà' triệu USD, nhận cơn mưa lời khen vì quá sáng tạo
Theo ước tính của Goldman Sachs, ngành công nghiệp người có sức ảnh hưởng (influencer) hiện có giá trị khoảng 250 tỷ USD và có thể tăng lên 500 tỷ USD vào năm 2027.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được thành công như mong đợi. Nhiều content creator (nhà sáng tạo nội dung) và người có sức ảnh hưởng (KOL) nhỏ hơn cho biết họ cảm thấy bị đẩy ra khỏi ngành bởi cạnh tranh từ các nhà sáng tạo nội dung lớn hơn, thay đổi về thuật toán và tính bấp bênh về hợp đồng với nhãn hàng.
“Thị trường có thể đang mở rộng, nhưng sự cạnh tranh rất khốc liệt. Không gian cho những người chơi nhỏ hơn chật chội hơn bao giờ hết”, Tachat Igityan, Giám đốc tài chính kiêm nhà sáng lập tại nền tảng thanh toán cho những người sáng tạo nội dung Destream, chia sẻ với Business Insider (BI).
Cuộc chiến của content creator vừa và nhỏ
Người có sức ảnh hưởng nhỏ có từ 10.000-100.000 người theo dõi (follower). Họ được biết đến với tính xác thực và mức độ tương tác cao, thu hút các nhãn hàng trong vài năm qua.
Vì thế mà thù lao cho họ trở nên đắt đỏ hơn. Điều này khiến các nhãn hàng bắt đầu hướng trở lại những người sáng tạo có thành tích nổi bật hơn hoặc những người nổi tiếng vì họ được coi là khoản đầu tư an toàn hơn.
Tình cảnh này gây ra khó khăn cho nhóm người có sức ảnh hưởng vừa và nhỏ. Nhiều người đã chia sẻ trên TikTok rằng muốn từ bỏ nghề này và quay lại công việc hàng ngày của họ.
Ví dụ, tháng 5, Julia Montgomery chia sẻ với 428.000 người theo dõi của cô rằng mình không thể làm việc toàn thời gian nữa vì vấn đề sức khỏe tâm thần.
Marisa Kay, có 44.000 người theo dõi, cho biết cô đã quyết định ngừng làm influencer sau 1 năm và sau đó làm việc tại doanh nghiệp.
Ruby Tufte, cũng là 1 content creator, nói với BI rằng cô bắt đầu làm việc trên YouTube cách đây 5 năm và sau đó chuyển sang TikTok, chuyên chia sẻ cách giảm cân cho 10.000 người theo dõi.
Tufte cho biết công việc có tiến triển trong khoảng 1 năm qua, nhưng điều đó thật khó khăn. Cô từng muốn trở thành người có sức ảnh hưởng toàn thời gian, nhưng giờ thì không. Đầu năm nay, cô đã đăng bài trên TikTok giải thích rằng đó không còn là mục tiêu của cô nữa, nói rằng theo đuổi công việc này khiến cô “kiệt sức”. “Thuật toán thực sự gây khó chịu, có thể thay đổi chỉ sau 1 đêm”, Tufte nói với BI.
“Đất chật người đông”
Dominic Smales, nhà sáng lập và cựu giám đốc điều hành của công ty quản lý tài năng số đầu tiên trên thế giới – Gleam Futures, nói với BI rằng vào năm 2016, những người sáng tạo nội dung là một loại tài năng mới và nhận được nhiều hợp đồng 6 con số hơn.
Bây giờ, có “đất ngày càng chật, người ngày càng đông”, ông nói.
Kim Murray, người sáng lập mạng lưới phân phối nội dung có sức ảnh hưởng Virality Boost, cho biết chi phí cho các bài đăng trên Instagram và các hợp đồng với nhãn hàng đã tăng vọt trong giai đoạn 2015-2018.
Và sau này, các công ty quản lý và mạng lưới liên kết (affiliate) tham gia marketing. Do đó, thu nhập của những người sáng tạo cá nhân ít đi.
Murray cho biết “nền kinh tế trị giá 250 tỷ USD này nghe có vẻ rất lớn, nhưng không có nghĩa là tất cả những người có sức ảnh hưởng đều kiếm được nhiều tiền”.
“Chỉ một số ít người may mắn giành được những hợp đồng trị giá hàng triệu USD. Còn những người còn lại thì chẳng có gì cả. Ngay cả một hợp đồng trị giá 5.000 USD (120 triệu VND) cũng không duy trì được lâu”.
Khách hàng hay follower cũng tỏ ra chán với kiểu marketing từ những người có sức ảnh hưởng.
“Khách hàng ngày càng hoài nghi vì thấy những content creator yêu thích bán hàng quá thường xuyên trên mạng xã hội”, Dominic Smales nói. “Những người sáng tạo nội dung cần bắt đầu nội dung giải trí trở lại chứ không chỉ chăm chăm bán hàng”.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường