Vỏ quả này là “báu vật” hạ đường huyết, tốt cho tim mạch, giảm cân, dưỡng da nhưng nhiều người coi như rác: Việt Nam rất sẵn
Đôi khi, những thứ chúng ta cho là rác như vỏ trái cây mà biết tận dụng lại hóa “báu vật” với sức khỏe, sắc đẹp.
- 18-03-2024Nước lọc thêm 1 loại hạt uống vào buổi sáng thành thuốc bổ ‘thượng hạng’, giúp hạ đường huyết, chậm già hiệu quả
- 17-03-20241 loại quả ngọt lịm như đường nhưng lại giúp hạ đường huyết, dưỡng gan, mát thận hiệu quả: Có sẵn ở Việt Nam
- 17-03-2024Loại nước uống buổi sáng tốt hơn thuốc bổ, hạ đường huyết, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả cho cơ thể
Cam là loại trái cây quen thuộc, không chỉ ngon miệng, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Nhưng khi ăn cam, hầu hết mọi người đều chỉ ăn phần múi cam ở bên trong mà vứt bỏ các phần khác như vỏ cam, hạt cam và xơ cam. Thậm chí một số người còn cẩn thận lọt bỏ cả phần vỏ mỏng bao bọc bên ngoài các tép cam rồi mới ăn. Trong khi đó, phần bị coi là rác như vỏ cam thực tế lại là vị thuốc quen thuộc lâu đời trong Y học cổ truyền.
Giống như phần thịt cam, vỏ cam cũng chứa các chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp. Có thể kể đến như vitamin B1, vitamin C, protein, flavonoid, pectin…. cùng nhiều chất kháng viêm và chống oxy hóa khác. Vì vậy, nếu như vứt bỏ nó đúng là lãng phí, ngược lại nếu ngâm với nước ấm và dùng theo 2 cách sau sẽ thành báu vật” cho sức khỏe cũng như sắc đẹp:
1. Vỏ cam ngâm nước ấm uống
Khi pha nước uống từ vỏ cam, bạn có thể sử dụng vỏ cam khô hoặc vỏ cam tươi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị rằng nên dùng vỏ cam phơi hoặc sấy khô để ngâm nước ấm, pha trà uống để tận dụng tối đa dưỡng chất quý và tránh dị ứng.
Tốt nhất, nên cắt nhỏ vỏ cam (dù tươi hay khô) rồi mới ngâm nước hoặc pha trà để hoạt chất tan ra trong nước nhanh hơn. Với vỏ cam tươi, chỉ nên dùng nước dưới 60 độ C để ngâm kẻo nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C bị hao hụt - do chất này dễ bay hơi ở nhiệt độ cao.
Lý do chúng ta nên uống nước vỏ cam, trà vỏ cam là bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ xa xưa, y học cổ truyền dùng vỏ cam sấy khô hoặc phơi khô như bài thuốc quý trong điều khí, nhuận tràng, tiêu đờm, hạ đường huyết và mỡ máu. Vỏ cam chứa hàm lượng vitamin C cao nên khi tiêu thụ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh, ho, cảm cúm...
Vỏ cam cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhờ chất xơ polysacarit, tannin, hemi-cellulose và pectin. Hợp chất limonene có trong vỏ cam có tác dụng trong quá trình kiềm ợ nóng hiệu quả, giảm khó tiêu, cải thiện viêm dạ dày, buồn nôn, chán ăn, táo bón.
Vỏ cam cũng có đặc tính chống viêm tương tự như indomethacin - là một chất thường được dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin. Một số hợp chất có trong vỏ cam có thể ngăn chặn sự giải phóng của histamine - loại hóa chất gây ra dị ứng.
Dùng vỏ cam để uống trà, nấu ăn sẽ giúp cơ thể làm giảm mức cholesterol xấu bởi nó chứa sắc tố thực vật hesperidin. Trong vỏ cam cũng chứa các flavon polymethoxylated góp phần hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh. Uống trà vỏ cam hoặc xông hơi bằng vỏ cam giúp giảm căng thẳng, chữa đau đầu, giúp ngủ ngon.
Đặc biệt, uống nước vỏ cam còn được xem là mẹo làm đẹp hữu ích. Đầu tiên, vì thúc đẩy tiêu hóa nên nó rất tốt cho tăng cường trao đổi chất và giảm cân. Đương nhiên, vitamin C trong vỏ cam khi uống vào giúp làm trắng, mịn, thải độc và trẻ hóa da từ bên trong. Uống nước vỏ cam, trà vỏ cam đều đặn còn được cho là giúp tóc và móng khỏe hơn, làm chậm quá trình lão hóa.
2. Ngâm chân với vỏ cam và nước ấm
Ngâm chân vốn là một thói quen tốt cho sức khỏe. Nếu bỏ một chút vỏ cam đã làm sạch vào nước ấm và ngâm chân hàng ngày sẽ giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
Cũng giống như pha nước uống, bạn có thể dùng vỏ cam tươi hoặc khô để ngâm chân đều được. Nhưng theo các chuyên gia y học cổ truyền, ngâm chân bằng vỏ cam khô tốt hơn cho sức khỏe, còn ngâm chân với nước ấm cùng vỏ cam tươi lại tốt hơn cho làm đẹp. Tuy nhiên, nên nhớ lượng nước ngâm chân với vỏ cam tươi cần nhiều hơn vỏ cam khô. Nhiệt độ nước ngâm chân của vỏ cam tươi cũng cần thấp hơn vỏ cam khô. Lý do là hoạt chất trong vỏ cam tươi dễ hao hụt hơn trong nhiệt độ cao so với vỏ cam đã sấy hoặc phơi khô.
Ngâm chân với nước ấm và vỏ cam giúp loại bỏ mùi hôi và ngứa ngáy ở bàn chân. Bởi vì vỏ cam rất giàu tinh chất, có khả năng sát trùng và diệt khuẩn. Đồng thời, nó còn có tác dụng tẩy da chết, dưỡng ẩm và làm hồng hào gót chân. Ngâm chân với nước vỏ cam còn giúp lưu thông khí huyết - bàn chân rất nhiều huyệt đạo quan trọng, từ đó giúp cơ thể thải độc, tăng tuần hoàn máu và làn da sáng, hồng hào hơn.
Thói quen ngâm chân với vỏ cam còn có thể giúp giảm đau cơ bắp, thư giãn cơ thể, an thần, chữa mất ngủ và giúp ngủ ngon hơn. Nó cũng là một cách để giảm đau đầu, giảm mỡ máu xấu và nuôi dưỡng tim mạch.
Thời điểm ngâm chân với nước ấm và vỏ cam tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 10 - 15 phút. Nhưng nên nhớ nhiệt độ nước ngâm chân chỉ ở 38 - 45 độ C, nếu vượt quá ngưỡng này, có thể gây bỏng, giãn tĩnh mạch hoặc làm mất tác dụng của vỏ cam hay bất cứ nguyên liệu nào khác. Thời gian ngâm cũng rất quan trọng, dù bận rộn cũng nên ngâm chân khoảng 15 phút và không ngâm quá 30 phút, từ khi có hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu không muốn uống nước hoặc ngâm chân với nước vỏ cam, bạn cũng có thể dùng nó để gội đầu hoặc tắm. Vỏ cam còn có thể được ăn trực tiếp, kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc hoặc dùng trong chế biến món ăn, đắp lên da… Tuy nhiên, hãy nhớ chọn cam có nguồn gốc uy tín để giảm dư lượng chất hóa học, đảm bảo vệ sinh khi sử dụng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Health GVM
Phụ nữ mới
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường