Với 1,3 tỷ dân Trung Quốc đang "vẽ lại" nền kinh tế toàn cầu như thế này
Có thể dễ dàng nhận ra sức mạnh tiêu dùng mới trỗi dậy của người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới.
- 19-05-2016"Gặp" 4 gã khổng lồ công nghệ tỷ đô của Trung Quốc
- 18-05-2016Vì sao ngân hàng Trung Quốc mua hầm vàng ở London?
- 18-05-20165 năm, Trung Quốc rót hơn 300 tỷ USD vào bất động sản Mỹ
Đó là nhận định của Julia Wang và James Pomeroy - chuyên gia đến từ HSBC trong báo cáo gần đây.
Giới đầu tư có thể cảm thấy sợ hãi do tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang giảm tốc trước vô vàn những thách thức và nhiều dự báo ảm đạm về cơn hồi tỉnh ngắn ngủi của nền kinh tế. Nhưng, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đóng góp ngày một nhiều cho nền kinh tế toàn cầu. Năm 2015, Trung Quốc bơm vào GDP toàn cầu tương đương với toàn bộ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh hưởng rõ ràng nhất là trong lĩnh vực đầu tư. Trung Quốc đáp ứng 30% nhu cầu đầu tư trên thế giới. Do nền kinh tế đang dịch chuyển từ sản xuất công nghiệp sang tiêu dùng dịch vụ, nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu đổ tiền vào ngành bán lẻ, bất động sản, dịch vụ tài chính thay vì hàng hóa gia đình.
HSBC ước tính, đến năm 2050 hơn 2/3 dân số Trung Quốc sẽ được xếp vào tầng lớp dân thành thị có thu nhập trung bình khoảng 12 – 50 USD/ ngày.
Điều đó đồng nghĩa với những thay đổi lớn trong thu nhập và khẩu vị của người dân. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự xuất hiện của một nhóm cầu thủ hạng A nước ngoài tại Siêu Liên đoàn bóng đá Trung Quốc. Phía này đã chịu chi những khoản tiền cắt cổ để thuê cầu thủ tốt nhất từ châu Âu về đầu quân cho đội tuyển của mình.
Những ông bầu túc cầu Trung Quốc cũng đầu tư vào các đội bóng trên toàn cầu. Theo HSBC, người Trung Quốc đang sở hữu 13% cổ phần tại Manchester City (Anh), 20% cổ phần của Atletico Madrid (Tây Ban Nha), và 60% cổ phần của Slavia Prague (Cộng hòa Séc).
Tập đoàn CMG của Trung Quốc kỳ vọng sẽ mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng của Man City tại quê hương.
Nhưng không chỉ dừng ở đó. Báo cáo của HSBC còn cho biết khán giả xem phim Trung Quốc chiếm 10% trên tổng toàn cầu. Năm 2007, con số này chỉ là 2%.
Đây là con số cực kỳ quan trọng đối với những nhà sản xuất phim tại Mỹ. Năm 2015, số rạp tại Trung Quốc chiếu phim Mỹ đã tăng khoảng 49% so với năm ngoái. Tập đoàn Wanda dẫn đầu cơn bùng nổ với hợp đồng thanh toán khổng lồ cho Legendary Entertainment – chủ nhà của nhiều bộ phim bom tấn trong đó có “Dark Knight”. 12% khán giả xem phim “Batman v Superman” đến từ Trung Quốc.
Vườn thú Taronga tại Sydney sẽ ảm đạm biết bao nếu không có lực lượng đông đảo khách du lịch Trung Quốc. Số chuyến bay Trung Quốc – Úc cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó, China Eastern Airlines cũng là khách hàng lớn của hai hãng máy bay Airbus và Boeing với đơn hàng trong tháng 4 vừa qua lên tới 10 tỷ USD cho 35 chiếc máy bay chở khách thân rộng do hãng hàng không Trung Quốc mở thêm nhiều tuyến bay đường dài mới.
Julia Wang và James Pomeroy hy vọng khách du lịch Trung Quốc có thể giúp nền kinh tế nhiều quốc gia Nam Phi, châu Mỹ và Trung Đông phát triển nhờ vào nguồn thu ngành du lịch.
Chile là quốc gia hưởng lợi điển hình từ sự trỗi dậy của nhóm thu nhập trung bình Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng từ chưa đến 2% lên 25% trong tổng KNXK của Chile. Hàng hóa xuất khẩu cũng dịch chuyển từ đồng sang rượu. GDP Hàn Quốc cũng có thể tăng lên 0,2-1,8% tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.