Vốn FDI liên tục đổ vào Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, liệu Việt Nam có còn là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp nước ngoài?
Mới đây, VinaCapital đã công bố một báo cáo phân tích về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với tiêu đề “Vietnam’s FDI Inflows To Remain Resilient”.
- 20-05-2023Tỉnh miền Trung sắp đón 200.000 tỷ đồng vốn đầu tư đang có tình hình kinh tế phát triển ra sao?
- 18-05-2023Chuyên gia quốc tế nói gì sau khi Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt?
- 17-05-2023Chuyên gia chỉ ra khía cạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao hơn Mỹ, Anh và Trung Quốc
Theo đó, Kinh tế trưởng VinaCapital, ông Michael Kokalari đánh giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của Việt Nam và dòng vốn FDI của Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho biết, thời gian gần đây đã có những lo ngại về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài như Apple thời gian gần đây ngày càng thể hiện sự quan tâm đến thị trường Ấn Độ, cũng như vấn để về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Việt Nam có thể mất lợi thế năng cạnh tranh so với Ấn Độ, Malaysia và Indonesia với tư cách là điểm đến thu hút vốn FDI?
Báo cáo cho biết, Việt Nam là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bới 3 thế mạnh chính. Đầu tiên, chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn một nửa so với Trung Quốc, trong khi chất lượng của lực lượng lao động giữa hai quốc gia là tương đương nhau.
Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng ở châu Á, đặc biệt đối trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Cuối cùng, Việt Nam luôn được các công ty đa quốc gia trên thế giới lựa chọn bởi mức độ các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ gặp rủi ro tương đối thấp .
Tuy nhiên, vào tháng 4, Apple đã thông báo về các kế hoạch mở rộng sản xuất iPhone ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, nhiều với các công ty đa quốc gia khác thời gian gần đây cũng đang đầu tư vào quốc gia này. Không chỉ riêng Ấn Độ, dòng vốn FDI đăng ký vào Malaysia và Indonesia trong 2 năm qua đã tăng với tỷ lệ lần lượt gần 65% và 30% (CAGR), trong khi FDI đăng ký của Việt Nam về cơ bản không thay đổi và có xu hướng giảm trong bốn tháng đầu năm 2023.
“Điều này làm xuất hiện những lo ngại về việc Việt Nam có thể mất khả năng cạnh tranh với tư cách là điểm đến thu hút vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia và Indonesia”, báo cáo của VinaCapital cho hay.
Mặc cho những lo ngại kể trên, theo ông Michael Kokalori, trong những năm tới, Ấn Độ sẽ không phải là “mối đe dọa” đối với dòng vốn FDI của Việt Nam. Bởi vì mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại 2 quốc gia này vô cùng khác nhau.
Cụ thể, vị chuyên gia phân tích, Việt Nam đang theo đuổi “Mô hình phát triển Đông Á”, tập trung vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, và các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đang góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế này.
Theo đó, gần như tất cả các sản phẩm các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đều được xuất khẩu sang các quốc gia phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi đó, Ấn Độ đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng trong nước. Nghĩa là, các công ty đa quốc gia đầu tư vào Ấn Độ hướng đến mục tiêu phục vụ và đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng ở đất nước này thay vì coi đó là cơ sở sản xuất để xuất khẩu.
Chẳng hạn, doanh số bán iPhone của Apple ở Ấn Độ đã bùng nổ trong những năm gần đây, vì vậy Apple đã đổ tiền vào Ấn Độ để gia tăng năng lực sản xuất iPhone tại quốc gia này. Bởi lẽ trước đây, khả năng sản xuất các sản phẩm Apple ở Ấn Độ vốn không đáp ứng đủ nhu cầu ở thị trường này. Trong số 7 triệu điện thoại mà Apple đã bán ở Ấn Độ vào năm 2022, chỉ có 6,5 triệu được sản xuất trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu.
Không chỉ vậy, quốc gia này vẫn đang tồn tại nhiều thách thức cản trở việc các công ty đa quốc gia đầu tư vào Ấn Độ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể, các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động như việc biết chữ hay luật lao động nghiêm ngặt của Ấn Độ.
“Chúng tôi không thấy Ấn Độ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI của Việt Nam và tiếp tục tin rằng FDI có thể sẽ vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong những năm tới. Chúng ta không nên khẳng định rằng làn sóng FDI mới ở Ấn Độ hiện nay là chuyển dịch từ Việt Nam sang”, vị Kinh tế trưởng VinaCapital nhấn mạnh.
Còn đối với Malaysia và Indonesia, vị chuyên ra cho biết, thực tế các công ty đa quốc gia thành lập nhà máy ở Malaysia và Indonesia bởi vì cả hai quốc gia này đều được hưởng lợi từ sự phát triển của lĩnh vực sản xuất pin xe điện (EV) cũng như lĩnh vực về điện toán đám mây. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn tập trung vào lắp ráp hàng tiêu dùng và các thiết bị điện tử khác vì khả năng của Việt Nam chưa mở rộng sang các doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn như trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
“Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là quá trình leo lên chuỗi giá trị công nghệ cao của Malaysia cũng bắt đầu từ việc lắp ráp các sản phẩm điện tử, vì vậy thành công của Malaysia có thể được coi là một chỉ báo về khả năng của Việt Nam trong tương lai”, vị chuyên gia VinaCapital nhận định.
Liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu, ông Michael Kokalori cho rằng, thuế tối thiểu toàn cầu không có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam. Vì thực tế các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để các doanh nghiệp nước ngoài thành lập nhà máy ở Việt Nam mà là các yếu tố như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động (chất lượng và tiền lương) và cơ sở hạ tầng đều.
“Vì những lý do này và những lý do khác, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu của FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế và/hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần”, VinaCapital nhấn mạnh.
Nhịp sống thị trường