VPBank ''nổi sóng'': Hơn 49 triệu cổ phiếu được trao tay phiên 25/2, chỉ còn cách đỉnh giá lịch sử gần 6%
Cổ phiếu VPB nổi sóng trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng đợt phát hành 15% cổ phần riêng lẻ sẽ được nhà băng này sớm thực hiện vào thời gian tới.
- 25-02-2022Dòng tiền ầm ầm chảy vào nhóm cổ phiếu ngân hàng
- 25-02-2022VCSC gọi tên 3 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng trong dài hạn
- 24-02-2022Cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa"
Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường hôm nay (25/2) khi chứng kiến dòng tiền lớn ''ồ ạt'' chảy vào, giúp 16/27 mã niêm yết và giao dịch trên UPCoM đóng cửa trong sắc xanh.
Trong đó, VPB của VPBank gây được nhiều chú ý nhất khi bật tăng 3,52% lên 38.200 đồng/cp. Với diễn biến trên, VPB là mã có đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung của chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay.
Sau 3 phiên leo dốc liên tiếp, thị giá VPB hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021 và chỉ còn cách đỉnh lịch sử chưa đầy 6% (40.400 đồng/cp - đỉnh giá đã điều chỉnh ghi nhận vào ngày 5/7/2021).
Bên cạnh diễn biến giá, thanh khoản VPB cũng tăng đột biết với gần 49,4 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn trong phiên 25/2, tương đương giá trị xấp xỉ 1.900 tỷ đồng. Đây là khối lượng giao dịch theo ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 6 và gấp gần 2,8 lần thanh khoản khớp lệnh bình quân 10 phiên gần nhất.
VPB kéo VN-Index tăng 1,45 điểm trong phiên 25/2. (Nguồn: MBS)
Cổ phiếu VPBank nổi sóng trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng đợt phát hành 15% cổ phần riêng lẻ sẽ được nhà băng này sớm thực hiện vào thời gian tới.
Chia sẻ với các nhà phân tích mới đây, lãnh đạo VPBank cho biết việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vẫn đang theo đúng kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022.
Vào tháng 1 vừa qua, VPBank đã trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ. Phía ngân hàng cho biết việc điều chỉnh là đủ để ngân hàng triển khai phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài mới, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các cổ đông nước ngoài hiện tại trong việc mua bán trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, vào tháng 5/2021, VPBank chốt room ngoại ở mức 15% (khi đó khối ngoại đang nắm giữ trên 20% vốn điều lệ ngân hàng). Do áp lực giảm tỷ lệ sở hữu, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu VPB trong suốt mấy tháng qua.
Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đã được VPBank đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Đối tác đang được đồn đoán là SMBC (Nhật Bản), cũng chính là đối tác đã mua lại 49% vốn FE Credit với giá trị kỷ lục gần 1,4 tỷ USD.
Liên quan đến SMBC, định chế tài chính đến từ Nhật Bản này mới đây đã chấm dứt thỏa thuận liên minh chiến lược với Eximbank – động thái được coi là bước đi mở đường cho việc trở thành cổ đông chiến lược của VPBank.
Giới phân tích cho rằng, hoạt động kinh doanh của VPBank sẽ được hỗ trợ tích cực từ thương vụ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược.
Tại báo cáo mới được công bố, Công ty chứng khoán MB (MBS) dự báo lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank năm 2022 có thể đạt 20.512 tỷ đồng, tăng trưởng 40,7%.
Theo MBS, khả năng sinh lợi của VPBank có thể đến từ 3 yếu tố: 1) tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ giúp gia tăng nhanh chóng lợi nhuận của ngân hàng; 2) chi phí thấp, minh chứng bởi tỷ lệ chi phí trên thu nhập thấp nhất ngành; 3) thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần vào tăng trưởng nhờ các hợp đồng bancassurance được đàm phán lại và hệ sinh thái phong phú các công ty con.
Nhóm phân tích cho rằng, nguồn vốn gia tăng sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cho ngân hàng này. Theo đó, 3 sự kiện giúp tăng vốn (gồm: thoái vốn FE Credit, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:8 trong tháng 10/2021 và 15% cổ phiếu có thể sẽ được phát hành thêm trong 2022) sẽ là những nền tảng quan trọng củng cố tăng trưởng tín dụng cho VPBank.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số cùng việc phát triển tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ sẽ là những động lực quan trọng giúp VPBank có thể duy trì đà tăng trưởng.
MBS dự báo, FE Credit sẽ tiếp tục có được sự tăng trưởng cao nhằm duy trì vị thế của mình đồng thời gia tăng biên lợi nhuận và đóng góp vào kết quả chung cho VPBank.
Trong khi đó, chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo VPBank sẽ là ngân hàng có vốn hóa tốt nhất vào năm 2023. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày càng ưu tiên các ngân hàng có vốn hóa tốt khi quyết định cấp hạn mức tín dụng hàng năm trong những năm tới.
VCSC đánh giá, VPBank là một những lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và muốn đầu tư vào các ngân hàng tại Việt Nam.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Khối ngoại gom cổ phiếu HDB phiên thứ 8 liên tiếp, giá tăng mạnh
- Nhiều cổ phiếu ngân hàng bật tăng mạnh, EIB được khối ngoại gom ròng hơn 3,9 triệu cp với thanh khoản đột biến
- Yếu tố nào giúp VIB đảo chiều tăng mạnh phiên 29/3?
- Chứng khoán Mirae Asset gọi tên 6 ngân hàng đáng chú ý trong năm 2022, một ông lớn Big 4 có lợi nhuận ước tăng hơn 101%
- Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, STB và BID giảm sâu kèm thanh khoản đột biến