MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VPBS: Việt Nam là điểm sáng hút vốn tại Đông Nam Á, áp lực bán ròng của khối ngoại thời gian qua chỉ mang tính chất ngắn hạn

Theo VPBS, với quy mô vốn hóa 139,8 tỷ USD, tức là nhỏ nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á thuộc diện so sánh, TTCK nước ta đã ghi nhận hoạt động của khối ngoại thuộc loại nhộn nhịp bậc nhất.

CTCK VPBS vừa công bố báo cáo đánh giá tình hình lưu chuyển vốn ngoại tại các thị trường Đông Nam Á.

Việt Nam, điểm sáng thu hút vốn ngoại tại Đông Nam Á

Theo VPBS, không giống một số quốc gia đang phát triển khác thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn cho thấy tình hình mua ròng trên cả 2 thị trường cổ phiếu và trái phiếu từ đầu năm 2018 đến thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận mua ròng hơn 1,7 tỷ USD trên thị trường cổ phiếu và mua ròng 84,9 triệu USD trên thị trường trái phiếu Việt Nam từ đầu năm 2018 cho thấy sự hấp dẫn tương đối của thị trường nước ta so với các quốc gia ASEAN đang phát triển khác.

Ngay cả khi trừ đi lượng mua ròng của khối ngoại trong 2 thương vụ đình đám gần nhất là FPT Retail và Vinhomes thì khối ngoại vẫn mua ròng một lượng cổ phiếu giá trị hơn 7.000 tỷ đồng, tương đương 309 triệu USD, một con số đáng khích lệ.

VPBS: Việt Nam là điểm sáng hút vốn tại Đông Nam Á, áp lực bán ròng của khối ngoại thời gian qua chỉ mang tính chất ngắn hạn - Ảnh 1.

Rõ ràng với quy mô vốn hóa 139,8 tỷ USD, tức là nhỏ nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á thuộc diện so sánh, TTCK nước ta đã ghi nhận hoạt động của khối ngoại thuộc loại nhộn nhịp bậc nhất.

Tuy vậy, từ bảng so sánh, có thể thấy mức giảm của Vnindex từ mức đỉnh cao trong năm 2018 lại ở mức cao nhất, giảm tới 18,7% cho thấy mức độ phản ứng của nhà đầu tư trước các rủi ro giảm giá và điều chỉnh có vẻ hơi mạnh quá mức so với dự báo của nhiều chuyên gia.

Có lẽ điều này xuất phát từ việc chỉ số chứng khoán Việt Nam đã có đà tăng hết sức ấn tượng từ đầu năm tới giờ, và với sự dẫn dẵn của 1 số ít cổ phiếu Bluechip có quy mô rất lớn cũng như của ngành ngân hàng. Và giờ đây, các cổ phiếu này có vẻ đã được điều chỉnh về những mức giá hợp lý và hấp dẫn hơn.

VPBS cũng không loại trừ khả năng dòng tiền nước ngoài bán ra trong 2 tuần gần đây nhất có thể từ quá trình tái cơ cấu của các quỹ ETF, với bản chất là từ các nguồn tiền nước ngoài nhưng của các nhà đầu tư cá nhân, và mang tính đầu cơ, ngắn hạn. Trong khi đó, dòng tiền tham gia mua ròng, đặc biệt đấu giá các thương vụ chào sàn lớn từ đầu năm, phần nhiều là của các nhà đầu tư tổ chức, mang tính chiến lược và lâu dài hơn.

VPBS: Việt Nam là điểm sáng hút vốn tại Đông Nam Á, áp lực bán ròng của khối ngoại thời gian qua chỉ mang tính chất ngắn hạn - Ảnh 2.

Vĩ mô thế giới ổn định, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm trở lại?

Gần đây trên các phương tiện truyền thông gần đây có đưa tiên nước ngoài bán ròng gần 1 tỷ USD trên thị trường Malaysia từ đầu tháng 5 tới giờ, nhưng cần lưu ý điều này đi kèm với lực mua đối ứng của các quỹ đầu tư nội và nhà đầu tư cá nhân trong nước họ, cho thấy niềm tin đáng kể của nhà đàu tư trong nước vào chính phú mới của tổng thống Mahathir Mohamad, trong việc cải tổ nền kinh tế và chống tham nhũng. Indonesia và Phillipines trong quý 1 /2018 cho thấy các yếu tố vĩ mô bất lợi hơn Việt Nam (lạm phát, thâm hụt thương mại…) và bản thân các doanh nghiệp chủ đạo của họ cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng EPS không như kì vọng của giới đầu tư.

Cuộc chiến thương mai của Mỹ Trung cũng đóng góp ít nhiều vào đà giảm của thị trường chứng khoán Đông Nam Á trong 4 tháng đầu năm, gián tiếp thông qua việc các rút vốn từng phần của một số quỹ đầu tư, tuy nhiên gần đây đã bình ổn trở lại. Hai siêu cường kinh tế của thế giới đã đồng ý ngồi lại với nhau, đưa các nhượng bộ và cùng nhau giải quyết bất đồng thay vì tiến hành các biện pháp mạnh tay gây tổn hại sâu sắc lên nền kinh tế toàn cầu, đây là tín hiệu tốt cho thị trường cổ phiếu các nước ASEAN nói riêng.

Ở bình diện giá dầu khí thế giới, thời gian qua cũng cho thấy các yếu tố hỗ trợ quan trọng. Sự mở rộng căng thẳng tại khu vực trung đông, trong đó có sự liên quan của các cường quốc sản xuất dầu mỏ như Mỹ, Nga, Iran, A rập Xê út, Siri… đã làm giá dầu gia tăng nhanh chóng với dầu Brent vượt 80 USD và dầu WTI tiệm cận 72 USD/thùng. A rập Xê út, quốc gia số 1 về xuất khẩu dầu cũng chuẩn bị rốt ráo cho việc niêm yết tập đoàn dầu khí Quốc gia quy mô cực lớn là Saudi Aramco trong đầu năm 2019. Giá dầu cao là một điều rất có lợi cho sự thành công của "siêu thương vụ" này. Lượng tồn kho dầu thô tại Bắc Mỹ không cho thấy dấu hiệu gia tăng vì đẩy mạnh xuất khẩu, tức là một tín hiệu tích cực nữa.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên