VSEA phát tuyên bố ủng hộ 'giữ nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất'
Các chuyên gia VSEA kỳ vọng rằng những bài học thành công của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được áp dụng trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, tiên phong trong chuyển dịch năng lượng sạch và phục hồi xanh.
- 22-04-2021Toàn bộ công trình TBA 220kV Mường Tè hơn 436 tỷ đồng chính thức hoàn thành
- 22-04-2021Báo Anh: Việt Nam ngày càng được các doanh nghiệp Âu - Mỹ quan tâm
- 21-04-2021Hộ kinh doanh cần lưu ý những gì khi làm thủ tục giải thể kinh doanh?
- 21-04-2021Doanh nghiệp logistics trong nước bị hạn chế về sân chơi cả chiều mua và bán?
Ngày 22/4/2021, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) đã phát tuyên bố ủng hộ kêu gọi "giữ nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất".
Cụ thể, VSEA gồm các tổ chức và nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững bảy tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với lời kêu gọi đúng đắn và đầy trách nhiệm với tương lai trái đất của 101 nhà khoa học nêu trên. Bởi lẽ đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu - một thách thức lớn của toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu tác động lớn nhất.
Bản tuyên bố của VSEA cho hay, Liên minh này ủng hộ lời kêu gọi của 101 nhà khoa học đoạt giải Nobel gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu ngày 21/4/2021. 101 nhà khoa học đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực hòa bình, văn học, y học, vật lý, hóa học và khoa học kinh tế đã đưa ra tuyên bố chung gửi tới các nguyên thủ quốc gia nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu và Ngày Trái đất 2021.
Tuyên bố kêu gọi các quốc gia "giữ nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất" với ba hành động cụ thể. Thứ nhất, chấm dứt mở rộng sản xuất dầu, khí đốt và than mới dựa trên cơ sở khoa học tốt nhất hiện có. Thứ hai, cần loại bỏ dần các hoạt động sản xuất dầu, khí đốt và than hiện có một cách công bằng và xem xét tới trách nhiệm cũng như khả năng của từng quốc gia. Cuối cùng, kêu gọi đầu tư vào kế hoạch chuyển đổi để đảm bảo tiếp cận 100% năng lượng tái tạo trên toàn cầu.
Đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu - một thách thức lớn của toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu tác động lớn nhất. Mưa lũ ở miền Trung, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là chưa đủ để khái quát hết tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam.
Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thể hiện khát vọng và nỗ lực của Việt Nam đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu.
Các tổ chức và chuyên gia thành viên VSEA tin tưởng và kỳ vọng rằng những bài học thành công của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được Đảng và Nhà nước chỉ đạo áp dụng trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, đi tiên phong trong chuyển dịch năng lượng sạch và phục hồi xanh.
Bản tuyên bố kết luận: "Chúng tôi mong chờ kỳ vọng trên sẽ được hiện thực hóa ngay trong những chính sách về phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới đây như Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050", bản tuyên bố nêu rõ.