Vũ Hán mở cửa trở lại có ý nghĩa như thế nào với các nhà đầu tư?
Các nhà đầu tư đang cố gắng phân tích cú đánh kinh tế từ Covid-19 khi có rất ít dữ liệu đáng tin cậy về Trung Quốc, điều khiến những sự kiện như Vũ Hán mở cửa trở lại không mang nhiều ý nghĩa.
- 08-04-2020Khoảnh khắc lịch sử của TQ: Vũ Hán dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 76 ngày chống dịch Covid-19, hàng vạn người lên đường rời khỏi thành phố
- 06-04-2020Vũ Hán 'nhấp nháy' dấu hiệu về thế giới hậu Covid-19: Kinh tế mất thời gian dài để hồi phục, người dân e dè khi ra khỏi nhà, làn sóng lây nhiễm thứ 2 là nỗi ám ảnh mới
- 04-04-2020Vì sao Vũ Hán có 2.500 người chết vì COVID-19 nhưng dân xếp hàng nhận cả chục nghìn bình cốt?
- 01-04-2020Nghiên cứu: Nhờ phong tỏa Vũ Hán, TQ có thể đã ngăn hơn 700.000 người nhiễm COVID-19
- 24-03-2020Vũ Hán chính thức được dỡ bỏ lệnh phong toả
Trời mù sương thường là kiểu thời tiết dễ bắt gặp ở Trung Quốc trong những ngày đầu tháng 4. Trong tiết Thanh minh, người Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác dành sự tưởng nhớ của mình tới những thân nhân quá cố. Việc Vũ Hán gỡ bỏ lệnh phong tỏa, vốn kéo dài hơn 2 tháng qua do dịch bệnh bùng phát, thế giới thực sự muốn biết bao nhiêu người đã chết ở tâm dịch Covid-19 này.
Theo thống kê chính thức, Vũ Hán có hơn 50.000 ca nhiễm bệnh và hơn 2.300 người chết. Tuy nhiên, Caixin, một trong tin có ảnh hưởng, nói rằng tình trạng thiếu dụng cụ thử cũng như quá tải tại các bệnh viện có thể khiến số nạn nhân nhiễm Covid-19 cao hơn nhiều. Rất nhiều người mắc bệnh, có thể đã chết tại nhà khi chưa được xét nghiệm virus. Tuy nhiên, để có được số liệu chính xác, cần báo cáo của 2.033 chính quyền khu vực ở Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân.
Thông tin về số người chết sẽ tác động tới tất cả các khía cạnh xã hội, trong đó có cả đầu tư chứng khoán. Nếu không có một số liệu chính xác nhất, việc đánh giá mức độ tồi tệ của đại dịch là dường như bất khả thi. Thông tin không rõ ràng với số nạn nhân ít hơn có thể ngăn chứng khoán Trung Quốc chìm sâu vào lãnh thổ thị trường gấu nhưng sự nghi ngờ sẽ khiến tình trạng lay lắt kéo dài.
Tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy virus corona tàn phá niềm tin của người tiêu dùng như thế nào. Tuy nhiên, nó lại làm tăng doanh thu ở các lĩnh vực như công nghệ và sản phẩm tùy biến, được tạo ra riêng cho một hoặc một nhóm người dùng. Các nhà đầu tư Mỹ không khó để có được loại số liệu này.
Nhờ số liệu thống kê hàng tuần được Bộ Lao động công bố, các nhà đầu tư biết rằng Mỹ có 10 triệu người thất nghiệp chỉ trong 2 tuần, con số tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Tuy nhiên, điều tương tự rất khó để được tìm thấy ở Trung Quốc, đặt dấu hỏi lớn trong niềm tin của các nhà đầu tư.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố khảo sát tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố theo tháng. Ngay cả như vậy, kết quả gần như chắc chắn bị sai lệch bởi nó không bao quát đủ trong lĩnh vực tư nhân, vốn có nguy cơ cao trong việc sa thải hàng loạt vì dịch bệnh. Theo HSBC Holdings Plc, 130 triệu việc làm có thể gặp rủi ro chỉ riêng trong lĩnh vực bán lẻ và nhà hàng đô thị ở Trung Quốc.
Số liệu khảo sát tháng 3 có thể cung cấp một số thông tin chi tiết nhưng con số cụ thể sẽ không có trước ngày 17/4. Ngay cả khi đại dịch trở nên tồi tệ trên khắp thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc tăng gần 1 điểm phần trăm lên 6,2% trong tháng 2, mức cao nhất từng được ghi nhận.
Sau tất cả, các nhà đầu tư có thể sẽ muốn nhìn vào tỷ lệ người lao động đi làm trở lại nhất là khi Vũ Hán, tâm điểm tỉnh Hồ Bắc, chính thức được gỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4. Trung Quốc tự hào rằng hầu hết người làm tại các doanh nghiệp công nghiệp lớn đã trở lại. Tuy nhiên, trở lại với công việc không có nghĩa là trợ lại với sản xuất hoặc doanh số, những thứ mà các nhà đầu tư chẳng có mấy số liệu.
Tuy nhiên, bằng trực giác, nhiều người có cảm thấy đó sẽ không phải bức tranh hoàn mỹ. Nhiều nhà xuất khẩu ở Trung Quốc không thể có được doanh thu nếu hàng hóa của họ không được giao. Khi virus lây lan trên toàn cầu, nhu cầu ở nước ngoài giảm xuống, thời gian vận chuyển kéo dài khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không thể xuất được hàng hóa.
Chính vì thế, việc trở lại làm việc ở Trung Quốc có thể là tin không thực sự đáng vui mừng với các nhà đầu tư chứng khoán. Khi các công ty không thể kiếm được tiền mà còn phải trả một loạt các chi phí hoạt động cố định, đó thực sự là điều khủng khiếp.
Ở các thị trường khác, ước tính thu nhập doanh nghiệp có thể được xem như một chỉ dẫn hữu ích. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, S&P 500 chạm đáy cùng thời điểm mà các nhà phân tích đưa ra kỳ vọng doanh thu trong năm. Điều này sẽ không thể lặp lại ở Trung Quốc và khó có khả năng thay đổi bởi những số liệu này sẽ khó được đáp ứng.
Điều này giải thích tại sao mặc dù gỡ bỏ lệnh phong tỏa ở Vũ Hán là tin tốt nhưng nó sẽ không phải là cú huých cho sự hồi sinh của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm khoảng 7% trong năm nay đơn giản là vì không có thông tin để giao dịch. Nó khác với việc số tử vong lớn ở New York lại khiến các nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng vì cho rằng dịch bệnh đã đạt đỉnh.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19