Vụ Navibank: Luật sư đề nghị trả lại hồ sơ để làm rõ mọi vấn đề
Theo luật sư, việc kết án 10 nguyên lãnh đạo Navibank dựa trên bản án cũ là không thỏa đáng, vì trong những phiên tòa trước đó 10 bị cáo này không có mặt, không được quyền tham gia bào chữa cũng như yêu cầu luật sư bào chữa cho mình.
- 13-03-2018Phiên tòa Navibank 13/3: Các bị cáo tiếp tục kêu oan
- 13-03-2018Không những không nhận vi phạm, cựu lãnh đạo Navibank còn “sốc” trước mức án Viện Kiểm sát đề nghị?
- 12-03-2018Đề nghị mức án với 10 cựu lãnh đạo Navibank
Chiều ngày 13/3, Tòa án Nhân dân Tp.HCM tiếp tục tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) với phần tranh tụng của các luật sư.
Luật sư Minh tham gia bào chữa cho bị cáo Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank) đã đưa ra những bằng chứng để chứng minh cáo trạng vừa qua là không đúng, không có căn cứ rõ ràng và không đáng tin cậy.
Thứ nhất, theo luật sư Minh thì nguyên đơn dân sự là người bị thiệt hại và phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Navibank không hề có văn bản yêu cầu bồi thường nên việc xem Navibank là nguyên đơn dân sự thì không chính xác;
Thứ hai, người có thẩm quyền không thể xác nhận là người liên quan đến vụ án; đồng thời, vừa là người liên quan vừa là người làm chứng thì lời khai sẽ không khách quan;
Thứ ba, cáo trạng số 80 căn cứ vào văn bản đã có hiệu lực trước đó để kết tội 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo Navibank là không khách quan, bởi các bị cáo này không tham gia với bất kỳ tư cách gì tại các văn bản trên trong những phiên tòa xét xử trước đó. Theo luật sư, không tham gia tức các bị cáo này đã không có quyền được bào chữa cho mình, điều này trên thực tế là không thỏa đáng.
Cùng với đó, cáo trạng liên quan đến việc Navibank thành lập Hội đồng Alco chỉ là hội đồng theo lời khai nhưng trên thực tế không hề có những văn bản nào làm chứng cho những lời khai về hợp đồng này. Với lập luận trên, luật sư cho rằng không có bằng chứng liên quan đến Hội đồng Alco thì việc kết tội là không có căn cứ.
Cuối cùng, luật sự Minh cho rằng với vấn đề huy động bằng lãi suất ngoài, phải có thiệt hại mới có thể cấu thành vi phạm, nhưng các bị cáo trên đều không gây ra bất cứ thiệt hại gì. Theo đó, luật sư một lần nữa khẳng định cáo trạng vừa qua là không đúng, không có căn cứ rõ ràng và không đáng tin cậy.
200 tỷ đồng vẫn còn tại VietinBank, Navibank không hề thiệt hại?
Để minh chứng cho lập luận rằng các bị cáo đã không gây ra bất kỳ thiệt hại nào trong quá trình huy động bằng lãi suất ngoài, luật sư Minh nói rằng việc gửi tiền tại VietinBank chia làm 2 giai đoạn.
1. Liên quan đến việc mở hợp đồng tiền gửi tại VietinBank chi nhánh Nhà Bè, cáo trạng có ghi nhận chi nhánh này đã quyết toán cho Navibank tiền gốc hơn 1.400 tỷ đồng, đồng thời tất toát trước hạn các hợp đồng tiền gửi tại VietinBank chi nhánh Nhà Bè để mở hợp đồng mới tại VietinBank chi nhánh Tp.HCM. Do đó, số tiền trên đã được tất toán mà không gây bất kỳ thiệt hại nào cho Navibank.
2. Trong hồ sơ mở tài khoản cho 14 nhân viên của Navibank, Huyền Như có khai đã giả chữ ký của 14 nhân viên trên để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền. Tuy nhiên, điều này không đúng với thực tế do VietinBank đã thu hồi tất cả khoản tiền, theo đó không thể kết tội Huyền Như do trong quá trình này thì Navibank chưa phát sinh thiệt hại.
"Các lời khai của đại diện VietinBank có những điểm không thống nhất nhau. Đại diện Navibank là ông Luật cùng các nhân viên khác đã đến VietinBank để ký kết hợp đồng tiền gửi, trong hợp đồng có tên các nhân viên này và tiền cũng được ký gửi. Chưa kể, bị cáo Huyền Như bị bắt trước khi số tiền 200 tỷ đồng còn lại đến hạn tất toán, chính đại diện VietinBank cũng thừa nhận điều này; như vậy số tiền 200 tỷ vẫn còn trên tài khoản của VietinBank", luật sư khẳng định.
Luật sư đề nghị xem lại bản án phúc thẩm vụ Huyền Như giai đoạn 1
Tham gia tranh tụng, cũng trên vai trò bào chữa cho bị cáo Trí cùng với bị cáo Nguyễn Hồng Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Navibank), luật sư Hạnh cho rằng trong bản án phúc thẩm vụ Huyền Như giai đoạn 1 liên quan đến Navibank có 2 nhận định và kết luận trái ngược nhau.
Luật sư Hạnh tham gia bào chữa tại phiên tòa ngày 13/03/2018.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật về những điều cần chứng minh thì phải chứng minh thiệt hại và hành vi xảy ra ở đâu, ở VietinBank chi nhánh Nhà Bè, VietinBank chi nhánh Tp.HCM hay ở đâu khác? Trong khi đó, theo luật sư Hạnh thì thực tế có 2 điểm tại trang 28 và trang 87 bản án phúc thẩm là có mâu thuẫn nhau.
Chi tiết vấn đề, tại trang 28 nhận định thiệt hại của Navibank do tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank chi nhánh Tp.HCM; nhưng tại trang 87 lại kết luận việc Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng đối với Navibank (cụ thể do 4 nhân viên Navibank gửi tiền) tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.
"Chúng tôi đề nghị một lần nữa HĐXX xem xét lại bán án phúc thẩm Huyền Như giai đoạn 1 và giải thích như thế nào về mâu thuẫn trên?" - luật sư kiến nghị.
Đồng thời, nhiều luật sư cũng đưa ra đề nghị trả lại hồ sơ để làm rõ các khúc mắc của phiên tòa ngày 13/03/2018.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Xét xử vụ án ở Navibank
Xem tất cả >>- Cựu tổng giám đốc Navibank lãnh mức án cao nhất
- Hôm nay tuyên án vụ 10 cán bộ ngân hàng Navibank liên quan “siêu lừa” Huyền Như
- Ngày 19-3, tòa tuyên án vụ Navibank
- Phiên tòa Navibank 16/3: Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm, từ chối tranh luận
- Vụ Navibank: Cận phiên xử cuối, luật sư vẫn khẳng định 10 nguyên lãnh đạo Navibank chỉ là… người bị hại