Vụ tòa nhà rạn nứt vì tự ý đập tường chịu lực: Bên trong vẫn có người bám trụ, mắc ung thư không đủ tiền chữa trị
Không ít hộ gia đình rơi vào cảnh "ngồi trong nhà, họa trên trời rơi xuống". Thậm chí, có người còn đang chờ bán nhà để lấy "tiền cứu mạng".
- 08-05-2023Bán ngũ cốc giá 1 triệu/hộp để lấy vốn kinh doanh, tôi nhận ra: Nắm được chân lý này, không giàu cũng khó
- 07-05-2023Con cái lớn lên không hiếu thảo, nguyên nhân có thể ẩn chứa trong 4 câu cửa miệng của cha mẹ vô tâm
- 02-05-2023Nhà tuyển dụng: 'Vì sao nhiều người không thích đi họp lớp?' - Ứng viên phân tích ra 4 nguyên do, được nhận vào làm ngay
Gần đây, tại một tòa nhà ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, một người thuê muốn mở rộng không gian để kinh doanh nên đã yêu cầu đơn vị thi công tiến hành cơi nới. Đáng chú ý, họ đã phá cả những bức tường chịu lực, khiến cả tòa nhà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chiều cùng ngày, một số cư dân ở tầng trên phát hiện tường nhà mình xuất hiện những vết nứt lớn. Các lối đi trong tòa nhà cũng có dấu hiệu rạn nứt và lan rộng.
Tòa nhà đã nhanh chóng tổ chức sơ tán hơn 200 hộ dân đang sinh sống tại đây. Họ được sắp xếp sống tạm trong một khách sạn để chờ các bước xử lý tiếp theo của ban ngành liên quan.
Tòa nhà chung cư này có tổng cộng 31 tầng, tầng 1 và tầng 2 là cửa hàng, tầng 3 trở lên là nhà ở. Ban đầu, không gian tầng 3 là một khách sạn do 4 hộ gia đình mở. Sau đó, khách sạn rút hợp đồng thuê nên chủ nhà cho người thuê mới.
Theo thông tin từ Sohu, tài sản này thuộc Công ty TNHH Quản lý Tài sản Cáp Nhĩ Tân Junhua, được thành lập vào ngày 6 tháng 7 năm 2011.
Khi vụ việc xảy ra, chủ sở hữu, người thuê nhà, đơn vị thi công và công ty quản lý bất động sản đều phải chịu trách nhiệm. Theo ước tính của truyền thông Trung Quốc, thiệt hại kinh tế của tòa nhà có thể lên tới 168 triệu NDT (tương đương khoảng 200 tỷ đồng).
Đối với những hộ gia đình đang sinh sống trong tòa nhà, đây đúng là "họa trên trời rơi xuống". Cuộc sống an ổn giờ hoàn toàn nghịch chuyển. Ai cũng rơi vào cảnh "có nhà không thể về", đồng thời đối mặt với nhiều nguy cơ tài chính và an toàn.
Ngoài ra còn có một thông báo lan truyền trên Internet về việc tái định cư của cư dân trong cộng đồng, trong đó viết: Theo tiêu chuẩn sẽ trợ cấp 200 NDT/ngày cho mỗi hộ gia đình, chủ sở hữu sẽ được bồi thường cho đến khi ngôi nhà có thể ở được.
Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác minh. Một người tự nhận bản thân cũng nằm trong số các hộ gia đình đã di dời đến khách sạn và cho biết: "Chúng tôi được bố trí ở khách sạn bao ăn ở. Còn các khoản bồi thường khác vẫn chưa được thảo luận rõ ràng."
Một người khác bất lực nói: "Bây giờ chỉ còn cách duy nhất là chờ tin tức thôi."
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chờ đợi. Một số người vẫn bất chấp sống trong sự nguy hiểm.
Gia đình A nói: "Ở nhà có một người già nằm liệt trên giường, không có cách nào đưa họ vào khách sạn, chúng tôi chỉ có thể mạo hiểm sống tiếp ở đây để chăm sóc người thân."
Chủ nhà B cho biết: "Tôi mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết cách đây vài tháng. Ca phẫu thuật tiêu tốn gần 100.000 NDT nên tôi cần bán nhà gấp để lo liệu. Trước kia tôi niêm yết căn nhà này với giá 750.000 NDT. Nhưng rơi vào tình trạng này, căn nhà bây giờ không thể bán được nữa. Khi tôi nghe tiếng động và ra ngoài, bức tường chịu lực đã bị đập vỡ. Tiền cứu mạng của tôi cũng mất rồi."
Chủ nhà C cho biết: "Tôi và bạn gái yêu nhau được 4 năm, dành dụm đủ tiền mới mua được căn hộ này. Chúng tôi dự định sẽ tiến hành sửa sang sau một thời gian nữa. Đợi đến cuối năm sẽ tổ chức đám cưới. Không ngờ chuyện này lại xảy ra. Thế là đám cưới nhất định phải hoãn lại, vì chuyện này mà cả nhà tôi đều đứng ngồi không yên."
Gia đình D cho biết: "Căn hộ này tôi mới mua, mới ở được 2 đêm, còn chưa kịp khui thùng gạo mới mua."
Chủ nhà E nói: "Tôi còn chưa trả hết tiền vay để mua căn hộ mà đã phải gọi điện cho nhân viên ngân hàng để giải trình sự việc. Không biết có thể tạm dừng việc trả nợ hay không nữa."
Gia đình F cho biết: "Sống ở khách sạn làm sao so với nhà mình vừa rộng rãi vừa thoải mái. Bọn trẻ nhà tôi ngày nào cũng ầm ỹ đòi về. Mấy đêm rồi gần như vợ chồng tôi chẳng ngủ nổi."
Mọi người đều biết, trong văn hóa Á Đông, ngôi nhà đóng quan trọng như thế nào. Đối với người Trung Quốc, nhiều gia đình thường phải dốc hết tiền tiết kiệm và trả nợ liên tục trong cả chục năm mới có thể sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình.
Vì vậy, một khi ngôi nhà xảy ra vấn đề, thế giới tinh thần của nhiều gia đình sẽ sụp đổ.
Ở thời điểm hiện tại, một số người cho biết, tòa nhà trên đã bị phong tỏa. Bên trong thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng xây dựng, nghe nói đây là do chuyên gia bắt đầu tiến hành gia cố tòa nhà.
Nhưng đối với giải pháp gia cố, cư dân vẫn thở dài. Có người nói: "Cho dù gia cố thêm, ai mà dám ở trong đó? Ai có thể đảm bảo sau này sẽ không có vấn đề?"
Đây cũng là lo ngại chung của hầu hết mọi hộ gia đình. Điều họ muốn chỉ đơn giản là được tiếp tục sống trong một ngôi nhà bình thường, không phải lo lắng cho an toàn của bản thân cũng như gia đình.
*Nguồn: Sohu
Thể thao & Văn hóa