MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ truy tố ông bán phở ở Bình Chánh - TPHCM: Khiên cưỡng và trái luật

Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở thông tin từ cơ quan truyền thông đại chúng, chúng tôi chỉ bàn về quy định pháp luật so với cách áp dụng pháp luật của cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Bình Chánh khi quyết định xử lý hình sự ông Nguyễn Văn Tấn (chủ quán càphê Xin Chào) về tội “kinh doanh trái phép” theo khoản 1, Điều 159 BLHS.

Râu ông nọ cắm cằm bà kia

Khoản 1, Điều 159 BLHS quy định rõ ba trường hợp kinh doanh trái phép: Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký và kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép. Công an huyện Bình Chánh đã căn cứ vào trường hợp cuối cùng là kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép để làm căn cứ khởi tố ông Tấn.

Vậy giấy phép được quy định đối với ngành nghề nào và khi nào kinh doanh phải có giấy phép? Theo pháp luật doanh nghiệp chỉ một số ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép như kinh doanh rượu, thuốc lá, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, dịch vụ in ấn, sản xuất thuốc thú y... mới cần giấy phép.

Trong khi việc kinh doanh quán càphê của ông Tấn là ngành nghề không cần phải có giấp phép mà chỉ đăng ký kinh doanh là đủ (như vậy quy định giấy phép và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hoàn toàn khác nhau). Trong trường hợp này, Công an huyện Bình Chánh quyết định khởi tố ông Tấn về tội kinh doanh trái phép là hoàn toàn không có căn cứ, rõ ràng trái luật.

Ngoài ra, theo một số thông tin các báo nêu, căn cứ mà Công an huyện Bình Chánh quyết định khởi tố ông Tấn tội kinh doanh trái phép sau lần kiểm tra vi phạm lần 2 là do có hành vi: Khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng, sử dụng nước giếng khoan để sơ chế thực phẩm, thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (GCN VSATTP).

Nếu xử lý ông Tấn đối với các hành vi nêu trên thì phải căn cứ Điều 244 BLHS về tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng đối chiếu các hành vi so với điều luật thì ông Tấn cũng không vi phạm. Rõ ràng Công an huyện Bình Chánh lấy hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm để kết tội kinh doanh trái phép là dùng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Tiền lệ và hệ lụy

Công an huyện và Viện Kiểm sát huyện Bình Chánh đã đánh đồng GCN VSATTP là giấy phép để xử lý hình sự, trong khi luật quy định là kinh doanh khi chưa có GCN VSATTP chỉ xử lý vi phạm hành chính (trong văn bản của UBND huyện Bình Chánh ngày 2.10.2015 cũng trả lời rõ điều này). Nếu Công an huyện Bình Chánh muốn thực sự xử lý triệt để các hành vi kinh doanh quán cà phê tương tự ông Tấn khi chưa có GCN VSATTP trên địa bàn như những quán càphê cóc, lề đường thì nguy cơ những người này cũng có thể bị khởi tố, trong khi đây là điều kiện mưu sinh của không ít gia đình, hay Công an huyện Bình Chánh chỉ “lăm lăm” xử lý ông Tấn ?

Với những gì mà bài viết đã phân tích ở trên cho thấy, đây là vụ án về tội kinh doanh trái phép đối với ông Tấn là chưa có “tiền lệ”, đi ngược với chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho mọi cá nhân, thành phần kinh tế tự do kinh doanh, phát động tinh thần khởi nghiệp trong nhân dân, đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, triệt đường mưu sinh của rất nhiều người.

Nhận thấy tội kinh doanh trái phép không còn nguy hiểm cho xã hội nên BLHS mới năm 2015, có hiệu lực vào ngày 1.7.2016 không còn tội này, trong khi cơ quan pháp luật huyện Bình Chánh lại “cố gắng” xử lý hình sự ông Tấn về tội này là không thể chấp nhận và làm hoang mang những người dân đang kinh doanh như ông Tấn.

Theo luật sư Lê Thanh Hải - Thạc sĩ luật Võ Minh Tuấn

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên