"Vua dầu mỏ" Rockefeller cảnh báo con trai: Có 2 kiểu người cố gắng đến mấy cũng thất bại, nghèo hoàn nghèo!
2 lời cảnh báo của tý phú đô la dành cho con trai của mình khiến nhiều người phải suy ngẫm.
- 15-03-2022Chân dung ông 'vua dầu mỏ' John D. Rockefeller: Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’
- 02-11-2021Jeff Bezos, gia tộc Rockefeller và giới siêu giàu tuyên bố chi hàng trăm tỷ đô để 'cứu thế giới'
- 11-01-2021Bài học 'ăn bớt' kinh điển từ tỷ phú dầu mỏ Rockefeller: Bắt nhân viên giảm 1 giọt chất lỏng, tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD
Đa số chúng ta đều mong muốn thành công, xây dựng cho bản thân sự nghiệp riêng, sở hữu khối tài sản lớn. Điều này không đơn thuần chỉ giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, mà còn có thể báo hiếu cha mẹ, hỗ trợ người thân khi khó khăn.
Tuy nhiên không phải ai nỗ lực hết mình cũng đạt được thành công. Nhiều người giành cả đời để cố gắng, mong ước một sự nghiệp huy hoàng nhưng vẫn thất bại thảm hại.
Mọi người có bao giờ đặt câu hỏi rằng: Tại sao anh A, chị B nỗ lực nhưng toàn thất bại hay không?
Thực tế, đây là điều rất khó để giải thích, bởi đôi khi nỗ lực không chắc chắn sẽ tỷ lệ thuận với thành công. Và ông trùm dầu mỏ của thế giới John Davison Rockefeller Sr. từng đưa ra cảnh báo với các con trai của mình về 2 kiểu người dù nỗ lực bao nhiêu cũng khó thành công.
Người giàu nhất lịch sử hiện đại, tỷ phú đô la đầu tiên trên thế giới
Nhắc đến tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Rockefeller là ông trùm kinh doanh dầu mỏ và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ.
Lúc sinh thời, theo ước tính của Đại học Cambridge, Rockefeller sở hữu tổng giá trị tài sản ròng khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương 2% GDP của Mỹ lúc đó.
Ông đã tự tay xây dựng nên vô số huyền thoại trong giới kinh doanh. Được biết, ông sinh ra trong nghèo khó, tuổi thơ cơ cực phải sống dựa vào sự giúp đỡ của hàng xóm. Nhưng chính điều này đã thúc đẩy sự cố gắng, ước mơ làm việc, kinh doanh để đổi đời.
Rockefeller từng phải làm rất nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống.
Sau này khi đã có số vốn nhất định, ông và những người bạn quyết định đầu tư vào ngành dầu khí, thành lập Standard Oil. Với tầm nhìn xa trộng rộng, Rockefeller đã điều hành công ty theo hướng đi khác biệt là thâu tóm các doanh nghiệp và nhà máy lọc dầu nhỏ khác. Nhờ điều này đã giúp Standard Oil nhanh chóng phát triển lớn mạnh.
Rockefeller cũng là gương mặt tiêu biểu của các tỷ phú tự thân trên thế giới. Ngoài tư duy kinh doanh tuyệt vời thì câu chuyện dạy con của ông cũng nhận được vô số sự quan tâm, và trở thành hình mẫu cho nhiều bậc cha mẹ.
Trong sự nghiệp huy hoàng của bản thân, đối diện với vô số lần thất bại nhưng Rockefeller chưa bao giờ bỏ cuộc. Sau này, khi đã trở thành người giàu nhất thế giới, ông cũng sống rất giản dị, kín tiếng và không phung phí.
Ông giáo dục 4 người con của mình trở thành những người ưu tú, là "đầu tàu" của các ngành công nghiệp khác nhau. Hiện tại, gia tộc của Rockefeller đã trải qua 7 đời giàu có và thịnh vượng, tất cả đều đến từ những lời khuyên mà ông để lại cho con cháu.
Rockefeller cũng từng cảnh báo tới các con của mình, có 2 kiểu người mãi thất bại, có cố gắng đến đâu cũng khó phát triển. Ông hy vọng các con sẽ không mắc phải những sai lầm này.
1. Người vô lý, kiêu ngạo sẽ bị xã hội coi thường
Rockefeller nói với con rằng: "Một nhà lãnh đạo không cố gắng phát huy năng lực để người khác tin phục mà dùng cách đàn áp nhân viên thì thực sự là bất tài".
Những người không có năng lực rất khó lãnh đạo người khác. Những người này thường hám danh lợi, tự cao tự đại. Họ muốn người khác phải tuân theo mình và dùng những cách khác nhau để đàn áp cấp dưới. Họ làm việc không cân nhắc trước sau, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Và chắc chắn những người này sẽ bị xã hội coi thường và đào thải dần. Vậy nên muốn trở thành người lãnh đạo thì bạn phải có một tấm lòng lớn..
Người đứng đầu bao giờ cũng cần có năng lực, nhưng đi kèm với năng lực là sự bao dung, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, biết cố gắng vươn lên.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng cần có mạng lưới quan hệ nhất định, giao tiếp với nhiều tầng lớp khác nhau để phục vụ cho công việc và cuộc sống.
2. Người chậm chạp, không biết cách tư duy hay cố gắng phát triển
Rockefeller cũng nói: "Phạm vi tư duy của một người tỷ lệ thuận với thành tích mà anh ta đạt được".
Câu nói này rất hay và đáng để suy ngẫm. Xã hội phát triển nhanh và muốn tồn tại được thì bạn phải bắt kịp xu hướng thời đại, liên tục đổi mới tư duy của bản thân.
Bởi nếu tụt hậu trong suy nghĩ sẽ khiến người đó có quan điểm phiến diện về một vấn đề, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và đánh mất nhiều cơ hội tốt phát triển và kiếm tiền.
Bên cạnh đó, người không chịu cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng sẽ sớm bị đào thải khỏi xã hội. Bởi không thay đổi tư duy, không học những điều mới mà cứ sống mãi với quá khứ, giữ thói quen cũ chắc chắn sẽ dần bị lùi lại phía sau.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển, bạn cần không ngừng cố gắng, học hỏi và tự tạo thử thách để tôi luyện bản thân. Và những người biết nỗ lực, cố gắng không ngừng chính là người dễ dàng nắm bắt thành công, tìm thấy nhiều cơ hội hơn người khác.
Trong suốt cuộc đời của mình, Rockefeller cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm sống quý báu. "Vua dầu mỏ" đã viết tổng cộng 38 bức thư dặn dò con trai về những bài học kinh doanh và cuộc sống mà bản thân đã chiêm nghiệm qua cuốn sách "38 Lá thư Rockefeller gửi con trai".
Những bức thư này tuy đơn giản, nhưng ẩn chứa ý nghĩa thiết thực. Thông qua câu chuyện làm giàu của bản thân, ông truyền lại cho con trai lối tư duy bổ ích. Rockefeller hiểu rõ tiền bạc đơn thuần không thể bảo đảm tương lai cho thế hệ sau, chỉ có nhân cách hoàn thiện, trái tim mạnh mẽ và thói quen sống tốt mới duy trì được sự hưng thịnh của gia tộc.
Thể thao & văn hóa