MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Vung tiền ra mua 4 vạn mảnh rác, dùng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ tiên tiến" - Người Trung Quốc tự tin chia sẻ

24-12-2023 - 09:29 AM | Tài chính quốc tế

Bài viết liên quan được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.

Trung Quốc từng lạc hậu, "đói" công nghệ quốc phòng

Trung Quốc hiện đại đã có những phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Đây một phần là kết quả của sự dày công nghiên cứu của các nhà khoa học nước này, nhưng cũng có khá nhiều thứ đến từ bên ngoài.

Cần lưu ý rằng xuất phát điểm của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được cho là rất thấp - với cơ sở hạ tầng nghèo nàn.

Không những vậy, ngành này còn bị phong tỏa chặt chẽ bởi các nước ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng từ bên trong khác cũng khiến khoa học công nghệ nói chung của Trung Quốc bị tụt hậu trong thời gian rất dài.

"Vung tiền ra mua 4 vạn mảnh rác, dùng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ tiên tiến" - Người Trung Quốc tự tin chia sẻ - Ảnh 1.

Khung cảnh bên trong nhà máy hàng không Thẩm Dương của Trung Quốc vào năm 1952.

Mặc dù lạc hậu trong hơn chục năm, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ khát vọng đạt được khoa học công nghệ tiên tiến.

May mắn thay, trong thời kỳ đó Liên Xô cũ đã cung cấp cho Trung Quốc một số thiết bị và giúp nước này đạt được một số công nghệ thông qua nghiên cứu.

Với tình trạng "đói khát" công nghệ của Trung Quốc lúc bấy giờ thì đây chỉ là "những tia hy vọng", đặc biệt là Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã phải dựa vào hàng nhập khẩu và hàng nhái từ Liên Xô trong một thời gian dài.

"Vung tiền ra mua 4 vạn mảnh rác, dùng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ tiên tiến" - Người Trung Quốc tự tin chia sẻ - Ảnh 2.

Năm 1961, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước, Liên Xô đã chuyển giao thiết kế và vật liệu chế tạo, cũng như giấy phép sản xuất tiêm kích đánh chặn MiG-21 cho Trung Quốc và sau đó là sự ra đời của Chengdu J-7.

4 vạn "mảnh rác"

Từ những năm 1950 đến 1970, lực lượng phòng không của Trung Quốc vẫn rất lạc hậu, và cơ hội chỉ thực sự được mở ra sau khi một chiếc máy bay Mỹ tiếp cận Trung Quốc để trinh sát nhưng đã mất cảnh giác và bị bắn rơi và hư hỏng.

Kết quả là Trung Quốc đã thu được một số lượng lớn chi tiết và mảnh vỡ từ chiếc máy bay trinh sát của Mỹ.

Kể từ đó - theo thống kê của những nguồn tin liên quan - Trung Quốc đã tìm cách mua lại hơn 40.000 chi tiết và mảnh vỡ máy bay do Mỹ sản xuất bị rơi khắp thế giới - sử dụng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ hàng không tiên tiến.

Phòng không Trung Quốc đã bắn rơi khoảng 4 chiếc trinh sát cơ U-2 của Mỹ vào những năm 1960.

Vào ngày 9/9/1962, một tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2) của Trung Quốc đã bắn rơi trinh sát cơ U-2 do Mỹ sản xuất đầu tiên gần thành phố Nam Xương, Tỉnh Giang Tây.

Sau đó đã có ít nhất 2 chiếc U-2 khác đã bị bắn rơi vào các ngày 1/11/1963 và 7/7/1964.

Chiếc U-2 cuối cùng bị rơi trong tình huống được giữ bí mật - trước khi Mỹ quyết định dừng hoạt động do thám trên bầu trời Trung Quốc từ năm 1968,

"Vung tiền ra mua 4 vạn mảnh rác, dùng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ tiên tiến" - Người Trung Quốc tự tin chia sẻ - Ảnh 4.

Xác một chiếc U-2 bị phòng không Trung Quốc bắn hạ được trưng bày trong bảo tàng (Ảnh: Flickr/Paul Cheese).

Mặc dù ở thời điểm đó do sự thiếu đồng bộ nên Trung Quốc chưa thể trực tiếp phát triển các máy bay tiên tiến thông qua các công nghệ này nhưng việc nắm giữ những thứ "từ trên trời rơi xuống" đó đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp hàng không.

Có thể nói đã có một thời kỳ các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc đã làm việc cật lực dưới sự phong tỏa của nước ngoài.

Dù gặp khó khăn trong việc "xếp hình" từ các mảnh vỡ và tìm ra công nghệ sau cùng nhưng họ không bao giờ bỏ cuộc, đặt nền móng cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không Trung Quốc ngày nay.

"Vung tiền ra mua 4 vạn mảnh rác, dùng kỹ thuật đảo ngược để sở hữu hơn 300 công nghệ tiên tiến" - Người Trung Quốc tự tin chia sẻ - Ảnh 5.

Công nhân Trung Quốc lắp ráp một phần động cơ cho máy bay chở khách C919 tại nhà máy của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (AVIC) ở Tỉnh Liêu Ninh vào năm 2021 (Ảnh: Reuters).

Hoài Giang

Theo Hoài Giang

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên