MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vướng mắc nới room, cổ phiếu TCM có còn là "hàng hiệu" để đầu tư?

Dù vẫn nhấn mạnh CTCP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công (TCM) là doanh nghiệp có vị thế duy nhất sở hữu chuỗi dệt may khép kín, đáp ứng được tiêu chí “từ sợi trở đi” của Hiệp định TPP, chứng khoán MBS vẫn cần lưu ý nhà đầu tư một số điểm vướng mắc lớn mã TCM đang gặp phải.

Chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo phân tích cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công (TCM).

Có vẻ như, theo báo cáo của MBS, thì một vài điều nhà đầu tư lâu nay kỳ vọng đã không còn ở TCM. Liệu, cổ phiếu này có nên “để” trong danh mục đầu tư của bạn? Hãy nghe luận điểm của chuyên gia MBS về cổ phiếu này.

-Thứ nhất, theo MBS, Lợi nhuận của TCM ảnh hưởng mạnh bởi nhà máy tại Vĩnh Long. Lợi nhuận quý 1/2016, vì thế, dự kiến giảm mạnh, đạt khoảng gần 40 tỷ đồng Công ty mẹ và khoảng 17 tỷ đồng hợp nhất do lập dự phòng lỗ từ nhà máy Vĩnh Long.

Chứng khoán MBS cũng phân tích cho rằng kết quả kinh doanh 2015 sụt giảm mạnh do các yếu tố không thuận lợi về thị trường sợi, vải và vấn đề tỷ giá. Với kết quả không mấy khả quan năm 2015, công ty đặt kế hoạch 2016 thận trọng với lợi nhuận chỉ 160 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2015. TCM dự kiến tiếp tục ghi nhận lỗ tỷ giá khoảng 2 triệu USD và lỗ từ nhà máy may 1 tại Vĩnh Long khoảng 2 triệu USD trong năm 2016. Kinh doanh sợi tiếp tục gặp khó khăn

-Thứ hai, Về kinh doanh sợi – mảng hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, 40% -được TCM đánh giá tiếp tục khó khăn và khó khôi phục trở lại trong tƣơng lai gần. Sợi cotton giảm liên tục trong hơn 1 năm trở lại đây khiến việc sản xuất sợi này của TCM bán ra không hiệu quả, trong khi khách hàng lại có xu hướng chuyển sang sợi có pha polyester do tính cạnh tranh về giá bán và tính năng sản phẩm.

Trước tình hình này, TCM định hướng tạm giảm bớt bán sợi, sử dụng trong nội bộ để sản xuất cho chính các đơn hàng xuất khẩu, thay vì nhập khẩu sợi từ các nhà cung cấp khác, đồng thời phát triển sản phẩm sợi mới có tính cạnh tranh cao hơn.

-Thứ 3, Chi phí nhân công tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Theo cập nhật của MBS, Công ty TCM cho biết trong 3 năm trở lại đây, Công ty đã phải chi thêm 3 triệu USD cho chi phí lao động. Với lộ trình tăng lương từ 8-10%/năm và thay đổi trong cách tính bảo hiểm, chi phí lương sẽ tăng đáng kể và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của TCM do hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng lao động. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được giảm nhẹ đi phần nào nhờ có nhà máy tại Vĩnh Long với chi phí lao động thấp hơn hẳn. Mặc dù vậy, TCM vẫn phải đẩy mạnh công suất nhằm tăng năng suất lao động thông qua việc đầu tư thiết bị để bù đắp cho vấn đề tăng giá thành.

- Thứ ba, Kế hoạch nới room vướng mắc trong kinh doanh mặt hàng bán lẻ thời trang.

Lâu nay, một trong những điểm mà nhà đầu tư trông đợi khi đầu tư cổ phiếu TCM là kế hoạch nới room. Tuy nhiên, mặt hàng bán lẻ thời trang đang cản TCM trong việc thực hiện mở cửa rộng hơn đón nhà đầu tư ngoại.

Với mức giá mà MBS thực hiện phân tích ngày 13/4/2015 là 27.000 đồng, P/E trailing của TCM là 12,3x trong khi P/E forward 2016 là 11x (theo EPS ước tính 2016 2.444 đồng), cao hơn so với bình quân ngành. Mặc dù vậy, với vị thế là doanh nghiệp duy nhất sở hữu chuỗi dệt may khép kín, đáp ứng được tiêu chí “từ sợi trở đi” của Hiệp định TPP, Chứng khoán MBS đánh giá mức P/E này là phù hợp và phản ánh khá đầy đủ tình hình hoạt động cũng như triển vọng trung hạn của TCM.

Hải An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên