Vượt Mỹ, EU, nhóm 10 quốc gia gồm Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc
Theo báo cáo mới của HSBC, khối các nước ASEAN đã ghi nhận hoạt động giao thương với Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ.
- 20-09-20237 công ty đang tuyển dụng số lượng lớn các vị trí làm việc online, mức lương có thể lên tới 2,4 tỷ đồng/năm
- 20-09-20232 mảnh vỏ lục địa va chạm mạnh làm lộ kho báu kim cương hồng lớn nhất thế giới
- 20-09-2023Mong chờ gì từ cuộc họp hôm nay của FED?
Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa công bố báo cáo “Asia Chart of the Week: Mối liên hệ Trung Quốc và ASEAN”. Cụ thể, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Mỹ và EU. Đồng thời, tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại trong khu vực cũng cho thấy công xưởng Châu Á vẫn giữ vững vị thế trung tâm.
Theo báo cáo của HSBC, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nó được thúc đẩy một phần nhờ các biện pháp tự do hóa thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ở một chừng mực nhất định, điều này cũng giúp “giảm chấn” cho thương mại trong trường hợp nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường tiên tiến có xu hướng suy giảm.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và EU là hai điểm đến hàng đầu của hàng hóa Trung Quốc. Nhật Bản, sau một thời gian nắm giữ vị trí tương tự đã bị sụt giảm trong những năm qua - chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc bằng khoảng 1/3 so với Mỹ hoặc EU mỗi năm.
Còn ASEAN, trở lại năm 2010, khu vực này có tầm quan trọng tương đương Nhật Bản với tư cách là thị trường xuất khẩu cho các nhà sản xuất Trung Quốc (tuy nhiên chưa bằng một nửa EU/Mỹ). Tuy nhiên, kể từ đó, xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN đã tăng vọt, với tốc độ tăng mạnh vào năm 2020 và vượt qua tất cả các quốc gia khác hồi năm ngoái.
Ngoài ra, tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại trong khu vực cũng cho thấy châu Á không mất đi "bí thuật" thương mại của mình: chuỗi cung ứng đang được sắp xếp lại, các linh kiện từ Trung Quốc đại lục đang có xu hướng đưa vào dây chuyền lắp ráp cuối cùng ở ASEAN (hoặc Nam Á) trong quá trình liên tục đưa sản xuất về chính quốc, HSBC nhận định.
Có thể nói, một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và tất nhiên của cả thế giới hiện nay chính là hành lang giữa ASEAN và Trung Quốc đại lục. Thương mại nội Á cũng đang nỗ lực để nâng cao vị thế.
Nguồn: HSBC
Nhịp sống thị trường