‘Vượt Mỹ’, quốc gia châu Á có diện tích "bé hạt tiêu" lọt top 5 giàu nhất thế giới theo GDP đầu người, miễn phí tiền điện nước cho người dân: ‘Đổi đời’ nhờ phát hiện ra 'kho báu khủng'
Dù có diện tích “khiêm tốn” nhưng lại sở hữu “kho báu trời ban” giúp quốc gia này giàu có và thịnh vượng hàng đầu thế giới.
- 28-03-2024Cấm vận tứ phương, ‘khách sộp’ quay lưng nhưng cỗ máy xuất khẩu dầu Nga vẫn ‘phản đòn’ thành công: Người bạn Trung Quốc ‘góp sức’ không nhỏ
- 28-03-2024Quan chức hàng đầu của FED gây ngỡ ngàng khi tuyên bố đừng vội hạ lãi suất, thậm chí cần cắt giảm số lần hạ lãi
- 28-03-2024Phát hiện 41 vật thể ‘uốn cong’ kỳ lạ, người đàn ông lập tức đi báo cáo, chuyên gia ngỡ ngàng vì là ‘kho báu’ 2.000 năm tuổi, mang trong mình truyền thuyết cổ xưa
Quốc gia nhỏ bé “không có người nghèo”
Qatar là quốc gia giàu có hàng đầu thế giới, nơi được mệnh danh là “không có người nghèo”. Theo thống kê, Qatar luôn nằm trong nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ giàu nhất tính theo GDP đầu người. Điều đặc biệt, quốc gia này có tổng diện tích vào khoảng 11.571km2.
Theo Cơ quan thống kê (PSA), dân số Qatar đã vượt qua 3 triệu người vào tháng 1/2024, đánh dấu một cột mốc đáng chú ý trong quỹ đạo tăng trưởng của đất nước. Nhìn lại 5 năm qua, Qatar đã chứng kiến sự gia tăng dân số nhất quán, được thúc đẩy bởi các sáng kiến chiến lược nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa nền kinh tế.
Được biết, GDP của cả nước lên đến 246 tỷ USD, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). GDP bình quân đầu người hiện tại của nước này là 84.900 USD (hơn 2 tỷ đồng). Theo đó, nếu xét các quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người thì Qatar chắc chắn nằm trong top 10.
Thay đổi vận mệnh từ “kho báu trời ban”
Trước khi trở nên giàu có như hiện tại, Qatar từng là một vùng đất khô cằn và nghèo khó hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, khi phát hiện ra mỏ kho báu chứa nguồn tài nguyên khổng lồ, quốc gia này đã chính thức thay đổi vận mệnh.
Theo dữ liệu thống kê từ trang web Worldometers, trữ lượng dầu thô của Qatar đứng thứ 13 trên thế giới, với trữ lượng đã được chứng minh là khoảng 25,2 tỷ thùng.
Ngoài ra, quốc gia này còn có trữ lượng heli lên tới 10,1 tỷ m3, đứng số 1 thế giới hồi năm 2023. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Qatar hiện là nhà sản xuất-xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và nhà sản xuất khí heli lớn hàng đầu thế giới.
Đồng thời, quốc gia này cũng là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu trên toàn cầu. Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là nền tảng của kinh tế Qatar và chiếm hơn 70% tổng doanh thu của Chính phủ, hơn 60% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 85% thu nhập từ xuất khẩu.
Được biết, với chi phí khai thác và hóa lỏng khí đốt rẻ hàng đầu thế giới, họ vẫn kiếm được lợi nhuận ngay cả với mức giá thấp và đưa nền kinh tế quốc gia trở nên thịnh vượng hàng đầu Trung Đông. Hầu hết khí đốt tự nhiên của Qatar được xuất khẩu sang các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Qatar còn dùng số tiền thu được từ khoáng sản đem đi đầu tư khắp thế giới như bất động sản, công ty đại chúng và tiền tệ. Từ đó, giúp nền kinh tế trở nên bền vững và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ trong dài hạn.
Ngoài ra, nước này cũng…phát tiền cho người dân, tạo điều kiện hết sức bằng việc cung cấp miễn phí các dịch vụ như giáo dục, chăm sóc y tế, tiền điện nước,....Vì vậy, khó có thể xuất hiện người nghèo tại quốc gia này.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản
- Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
- Nền kinh tế được dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong 3 năm tới mạnh đến mức nào: Không tạo ra phép màu kinh tế từ sản xuất, đây mới là 3 trụ cột định hình số phận 1,4 tỷ dân