Nền kinh tế được dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong 3 năm tới mạnh đến mức nào: Không tạo ra phép màu kinh tế từ sản xuất, đây mới là 3 trụ cột định hình số phận 1,4 tỷ dân
Nền kinh tế này không phải “Trung Quốc phiên bản khác”, nhưng vẫn có thể tự thay đổi chính mình và thế giới.
- 17-05-2024Vạn Lý Trường Thành hơn 2.000 năm vẫn sừng sững, chuyên gia tiết lộ thứ vữa “sống” chắc hơn xi măng, khiến hậu thế phải tròn mắt thán phục
- 17-05-2024Quốc gia nào đang nợ Trung Quốc nhiều nhất?
- 16-05-2024Chuyên gia kỳ cựu Ed Yardeni: Một khi FED cắt giảm lãi suất trong mùa hè, thị trường này sẽ rung chuyển
Thủ tướng Narendra Modi đang hướng đến nhiệm kỳ thứ ba, củng cố vị thế của ông với tư cách là một nhà lãnh đạo quan trọng hàng đầu. Sự thành công của ông phản ánh cảm nhận của các cử tri và giới tinh hoa rằng ông đang mang lại cho Ấn Độ sự thịnh vượng và quyền lực.
Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi là một thử nghiệm về cách trở nên giàu có hơn trong bối cảnh phi toàn cầu hoá. Liệu quốc gia này có thể phát triển nhanh và tránh tình trạng bất ổn trong 10-20 năm tới, giúp định hình số phận của 1,4 tỷ người và nền kinh tế thế giới?
Theo The Economist, công thức của ông Modi đang có hiệu quả ở một mức độ nào đó. Nhưng câu hỏi đặt ra là thành công của Ấn Độ có thể kéo dài và liệu điều đó có phụ thuộc vào việc ông tiếp tục nắm quyền hay không.
Ấn Độ đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6-7%. Dữ liệu mới cho thấy niềm tin của khu vực tư nhân ở mức cao nhất kể từ năm 2010. Vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ vươn lên vị trí thứ ba vào năm 2027, sau Mỹ và Trung Quốc.
Sức ảnh hưởng của Ấn Độ đang thể hiện theo những cách mới. Các công ty Mỹ có 1,5 triệu nhân viên ở Ấn Độ, nhiều hơn mọi quốc gia khác. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của Ấn Độ lớn thứ tư thế giới và thị trường hàng không đứng thứ ba. Việc Ấn Độ mua dầu Nga cũng tác động đến giá toàn cầu.
Nếu bạn tìm kiếm một “Trung Quốc phiên bản khác”, tức phép màu kinh tế đến từ sản xuất, đó sẽ không phải là Ấn Độ. Tờ The Economist nhận định nước này đang phát triển trong thời điểm thương mại hàng hoá và tự động hoá nhà máy trì trệ. Do đó, Ấn Độ cần phải đi tiên phong trong một mô hình tăng trưởng mới.
Một trụ cột của mô hình này là cơ sở hạ tầng quy mô lớn kết nối một thị trường rộng lớn. Ấn Độ có 149 sân bay - gấp đôi con số một thập kỷ trước và đang bổ sung thêm 10.000 km đường bộ cũng như 15GW công suất năng lượng mặt trời mỗi năm. Một số cơ sở hạ tầng khác vô hình, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, thị trường vốn và ngân hàng hiện đại cũng như hệ thống thuế kỹ thuật số thống nhất. Tất cả điều này cho phép các công ty khai thác lợi thế quy mô của quốc gia.
Trụ cột thứ hai mới lạ hơn là xuất khẩu dịch vụ, đạt 10% GDP. Thương mại dịch vụ toàn cầu vẫn đang phát triển và các công ty Ấn Độ đã quảng bá “các trung tâm năng lực toàn cầu”. Đây là các trung tâm bán các nghiên cứu và phát triển đa quốc gia, cũng như các dịch vụ như luật và kiểm toán.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là quốc gia bán nông thôn. Lúc này, trụ cột cuối cùng của mô hình kinh tế xuất hiện. Đó là một loại hệ thống phúc lợi mới. Trong đó, hàng trăm triệu người nghèo Ấn Độ nhận được các khoản thanh toán kỹ thuật số. Dữ liệu mới cho thấy tỷ lệ dân số sống dưới mức 2,15 USD/ngày (thước đo nghèo đói toàn cầu) đã giảm từ mức 12% trong năm 2011 xuống dưới 5%.
Thủ tướng Modi xứng đáng nhận được bao nhiêu tín nhiệm? Ông xứng đáng được ghi nhận vì đã thúc đẩy các cải cách bị trì trệ, đích thân giám sát các quyết định quan trọng và khiển trách những người lạc hậu. Nếu ông Modi thắng thêm 5 năm nữa, Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu của nước này cũng vậy. 60.000 triệu người sẽ kiếm được hơn 10.000 USD/năm. Ngân hàng Goldman Sachs còn dự đoán đến năm 2027 con số này sẽ tăng lên 100.000 triệu người.
Tuy nhiên, Ấn Độ phải đối mặt với một vấn đề khó khăn. Trong số 1 tỷ dân trong độ tuổi lao động, chỉ có khoảng 100 triệu người có việc làm chính thức. Phần lớn số còn lại làm công việc bình thường hoặc thất nghiệp.
Để thu hút một phần lao động dư thừa của Ấn Độ, ông Modi đang sử dụng chương trình khuyến khích để thúc đẩy sản xuất. Nhưng ngay cả khi chương trình này đạt được mục tiêu, nó cũng sẽ chỉ tạo ra 7 triệu việc làm.
Nền kinh tế Ấn Độ phải tạo ra việc làm cho lượng lớn người lao động để duy trì tốc độ tăng trưởng. Một phương án trong đó là lĩnh vực công nghệ thông tin, đóng vai trò là trung tâm cho một thế giới số hoá. Bên cạnh đó là cụm các ngành xuất khẩu, bao gồm tài chính kỹ thuật số, thực phẩm và quốc phòng. Chi tiêu của người lao động trong các ngành này sẽ lần lượt tạo ra nhiều việc làm hơn trong các lĩnh vực khác, từ xây dựng đến khách sạn.
Một thị trường nội địa thống nhất và hiệu quả sẽ nâng cao năng suất tổng thể và phúc lợi có thể giúp đỡ những người bị tụt lại phía sau. Để làm được điều này, Ấn Độ sẽ phải chuyển đổi giáo dục và nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều người di cư hơn từ miền bắc đông dân đến các thành phố lớn ở miền nam và miền tây.
Tham khảo The Economist
Nhịp Sống Thị Trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản