WHO cảnh báo 7 món chứa "chất độc", toàn món quen thuộc với người Việt, ăn không đúng có thể gây lú lẫn, ảo giác
Dưới đây là một số loại độc tố tự nhiên phổ biến nhất có thể gây nguy hiểm cho con người mà WHO cảnh báo.
- 18-07-2024Những thực phẩm quen thuộc với người Việt có chứa "chất độc tự nhiên", ăn phải có thể gây hôn mê, mất mạng!
- 17-07-2024Vì sao Xyanua được mệnh danh "độc nhất trong các chất độc"?: Nếu qua đường ăn uống, có thể gây tử vong ngay sau vài phút
- 01-07-20242 bộ phận bên trong con cá chứa chất độc, nhiều người không biết vẫn ăn vì tưởng bổ
Chúng ta luôn cho rằng hải sản, rau củ quả thì an toàn, lành mạnh hơn thịt động vật, do đó bất cứ thứ gì nuôi trồng đều có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên hầu hết các gia đình đều chưa nắm rõ khái niệm về "độc tố tự nhiên" trong thực phẩm, vì thế có thể vô tình rước bệnh từ chúng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Độc tố tự nhiên là các hợp chất độc hại được sản sinh từ tự nhiên bởi các sinh vật sống. Các độc tố này có thể gây hại cho con người, khi ăn phải.
Dưới đây là một số loại độc tố tự nhiên phổ biến nhất có thể gây nguy hiểm cho con người.
WHO cảnh báo 7 món có chứa "chất độc tự nhiên"
1. Các loài động vật có vỏ như trai, sò điệp và hàu
Các loài động vật có vỏ như trai, sò điệp và hàu có nhiều khả năng chứa các độc tố tảo.
Độc tố tảo có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, ngứa ran, tê liệt... ở người, các loài động vật có vú khác hoặc cá. Độc tố tảo không có mùi vị và không bị loại bỏ bằng cách nấu chín hoặc đông lạnh.
2. Sắn, quả hạch, hạnh nhân
Sắn, quả hạch, hạnh nhân là những thực phẩm phổ bién có chứa glycoside xyanua. Ở người, các dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc xyanua cấp tính có thể bao gồm: thở nhanh, huyết áp giảm, chóng mặt, nhức đầu, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, lú lẫn, tím tái kèm theo co giật, cuối cùng dẫn đến tử vong.
3. Củ cải trắng, rễ cần tây
Củ cải trắng, rễ cần tây, hoa quả có múi (chanh, bưởi, cam)... có thể chứa độc tố furocoumarin. Độc tố này gây căng thẳng, gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa... Ngoài ra, chúng có thể gây ra các phản ứng da nghiêm trọng dưới ánh sáng mặt trời (tiếp xúc với tia UVA).
4. Các loại đậu
Nhiều loại đậu chứa độc tố gọi là lectin, trong đó đậu thận có nồng độ cao nhất, đặc biệt là đậu thận đỏ. Chỉ cần ăn 4 hoặc 5 hạt đậu sống cũng có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy.
Lectin bị phá hủy khi đậu khô được ngâm ít nhất 12 giờ và sau đó đun sôi mạnh trong ít nhất 10 phút trong nước. Đậu thận đóng hộp đã được áp dụng quy trình này và do đó có thể sử dụng mà không cần xử lý thêm.
5. Ngũ cốc, trái cây sấy khô, các loại hạt
Ngũ cốc, trái cây sấy khô, các loại hạt và gia vị... nếu không bảo quản kỹ có thể chứa độc tố nấm mốc aflatoxin. Chúng tác động lâu dài đối với sức khỏe bao gồm gây suy giảm miễn dịch, gây ung thư, thậm chí tử vong nhanh.
6. Các loại cây họ cà, bao gồm cà chua, khoai tây và cà tím
Tất cả các cây họ cà, bao gồm cà chua, khoai tây và cà tím, đều chứa độc tố tự nhiên gọi là solanine, chaconine.
Độc tố solanine, chaconine có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong.
Để tránh tiêu thụ solanine và chaconine, điều quan trọng là phải bảo quản các loại cây họ cà ở nơi mát mẻ, khô ráo, đồng thời không ăn chúng khi nảy mầm hoặc còn xanh.
7. Nấm
Nấm dại có thể chứa một số độc tố, chẳng hạn như muscimol và muscarine. Chúng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, lú lẫn, rối loạn thị giác, chảy nước dãi và ảo giác, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng khởi phát sau 6–24 giờ hoặc lâu hơn sau khi ăn nấm. WHO cảnh báo tránh ăn các loại nấm lạ.
Làm sao để tránh các độc tố tự nhiên trong thực phẩm
Để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ độc tố tự nhiên trong thực phẩm, WHO khuyến cáo nên:
Không chủ quan cho rằng cứ thực phẩm nào trồng trong tự nhiên thì đều an toàn.
Vứt bỏ ngay những thực phẩm bị dập, hư hỏng hoặc đổi màu, đặc biệt là thực phẩm bị mốc
Loại bỏ ngay các loại thực phẩm không còn tươi, có mùi lạ.
Không ăn nấm và các loại rau dại.
Ngoài ra, cần sơ chế thực phẩm kỹ, nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn.
Phụ nữ số