MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 bộ phận bên trong con cá chứa chất độc, nhiều người không biết vẫn ăn vì tưởng bổ

01-07-2024 - 18:05 PM | Sống

Cá không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe bởi có hàm lượng protein cao, ít calo, giàu DHA. Tuy nhiên, có 2 bộ phận trong cá chứa nhiều độc tố, chất ô nhiễm bạn tuyệt đối không nên ăn.

Từ lâu, con người đã biết sử dụng cá như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dồi dào. Cá chứa nhiều axit béo omega-3 và các vitamin như D và B2 (riboflavin). Nó cũng rất giàu canxi và phốt pho, là nguồn khoáng chất tuyệt vời như sắt, kẽm, iốt, magiê và kali. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng cá cũng đều có thể ăn được. Đặc biệt là 2 bộ phận dưới đây của con cá chứa nhiều chất độc, nhiều người không biết vẫn ăn vì tưởng bổ.

1. Mật cá

Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện số 1 của Trường Y Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 30 tuổi tên A Ming bị ngộ độc do nuốt mật cá sống. Sau hai ngày cấp cứu, người này cuối cùng đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ điều trị cho A Ming cho biết các triệu chứng do ngộ độc mật cá rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tổn thương gan, thận, sau đó dần dần phát triển các triệu chứng nghiêm trọng như cấp tính, hoại tử gan, suy thận, phù não và tổn thương cơ tim dẫn đến tử vong.

Một số bệnh nhân bị ngộ độc do ăn túi mật cá sống dù may mắn thoát chết, được cứu sống nhưng lại có nguy cơ bị liệt do tổn thương thần kinh, khiến họ phải hối hận suốt đời.

photo-1

Bác sĩ nhắc nhở không nên ăn túi mật cá, vì trường hợp nặng có thể gây tử vong và hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu! Đối với người lớn, chỉ cần vài gam mật cũng có thể gây ngộ độc. Nếu là một con cá lớn nặng hơn 5-6kg, một chiếc mật cá cũng đủ để giết chết một người. Do thành phần của mật cá rất phức tạp nên axit hydrocyanic độc hại nhất có thể ức chế hoạt động của hơn 40 enzyme trong cơ thể con người, khiến tế bào không thể sử dụng oxy, dẫn đến "ngạt nội bào", độc hại hơn cả cùng một lượng asen.

Hơn nữa, chất độc trong mật cá không bị tiêu hủy khi đun nóng, nấu chín hay ngâm rượu. Ngay cả khi hấp rồi mới ăn mật cá cũng sẽ gây độc.

Vì vậy, mọi người nên loại bỏ mật khi ăn cá.

2. Lớp màng đen bên trong thành bụng cá

Nhiều người phát hiện sau khi con cá mua về được mổ bụng, hai bên khoang bụng có một lớp màng đen. Trên thực tế, nó là lớp màng bảo vệ của cá, tồn tại giữa thành bụng cá và các cơ quan nội tạng. Chức năng chính của nó là bôi trơn và bảo vệ các cơ quan nội tạng.

photo-1

Một chuyên gia về dinh dưỡng từng nói trong bài báo trên tờ Health Times rằng màu sắc của màng bụng cá được quyết định bởi hàm lượng sắc tố trong cá, tức sự lắng đọng melanin trong cơ thể cá.

Dù lớp màng đen này không phải là dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhưng nó chủ yếu được cấu tạo từ các tế bào mỡ, có hàm lượng chất béo cao và giá trị dinh dưỡng thấp cũng dễ tích tụ một số chất ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Do đó, ăn lớp màng này cũng không tốt cho sức khỏe của con người.

Nguồn và ảnh: People's Daily, Health Times

Theo Mỹ Diệu

Tổ Quốc

Trở lên trên