MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO cảnh báo số lượng ca lây nhiễm Covid-19 cao nhất tính từ đầu đại dịch Covid-19

17-04-2021 - 10:33 AM | Tài chính quốc tế

WHO cảnh báo số lượng ca lây nhiễm Covid-19 cao nhất tính từ đầu đại dịch Covid-19

Cho đến nay, đã có hơn 139 triệu ca lây nhiễm Covid-19 bị phát hiện trên khắp thế giới, 2,9 triệu người đã tử vong, theo số liệu của đại học John Hopkins.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong ngày thứ Sáu khẳng định số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh trên toàn cầu đã đẩy tỷ lệ lây nhiễm lên ngưỡng cao nhất tính từ khi đại dịch Covid-19.

“Trên khắp thế giới, số lượng các ca lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 đang tăng chóng mặt. Trên toàn cầu, số lượng các ca lây nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục tăng ở tốc độ đáng lo ngại”, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong một cuộc họp báo mới đây.

“Trên toàn cầu, số lượng các ca lây nhiễm mới Covid-19 đã tăng gần gấp đôi trong vòng 2 tháng gần đây và đây là tỷ lệ lây nhiễm cao nhất mà thế giới từng được chứng kiến trong đại dịch Covid-19. Nhiều nước từng tránh được tỷ lệ lây nhiễm tồi tệ nhưng giờ đây đang chứng khiến các ca lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh”, ông nói tiếp.

Cũng theo ông Tedros, Cơ quan Y tế thuộc Liên hợp quốc sẽ vẫn tiếp tục đánh giá diễn biến của tình hình đại dịch Covid-19 và điều chỉnh lời khuyên phù hợp.

Cho đến nay, đã có hơn 139 triệu ca lây nhiễm Covid-19 bị phát hiện trên khắp thế giới, 2,9 triệu người đã tử vong, theo số liệu của đại học John Hopkins.

Ngày 11/3/2020, WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Trước đây, ông Tedros từng nói rằng một trong những ưu tiên chính của WHO chính là tăng cường mở rộng sáng kiến vắc xin Covid-19 (COVAX) trên quy mô toàn cầu nhằm giúp cho tất cả các nước ứng phó với đại dịch Covid-19.

Theo kế hoạch của COVAX, 100 triệu liều vắc xin Covid-19 được phân phối đến người dân trên khắp thế giới trước thời điểm cuối tháng 3/2021. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, mới có 38 triệu liều vắc xin Covid-19 được phân phối.

WHO cho biết tổ chức này hy vọng sáng kiến sẽ có thể được đẩy nhanh hơn trong những tháng tới. Cơ quan y tế này đã chỉ trích các nước cố gắng có được các thỏa thuận vắc xin riêng.

Cho đến nay, lượng vắc xin Covid-19 được cung cấp ra toàn thế giới ước tính đủ để tiêm cho khoảng 5% dân số toàn cầu, tuy nhiên hoạt động phân phối có rất nhiều vấn đề. Phần lớn vắc xin Covid-19 hiện chủ yếu dành cho các nước giàu nhất thế giới.

Theo Bloomberg, tính đến ngày thứ Năm, khoảng 40% vắc xin Covid-19 đã được phân phối cho người dân tại 27 quốc gia giàu có trên thế giới, dân số tại nhóm nước này chiếm 11% quy mô dân số toàn cầu. Trong khi đó 11% nhóm nước thuộc nhóm nghèo hơn chỉ nhận được 1,6% lượng vắc xin Covid-19, theo phân tích dữ liệu của Bloomberg Vaccine Tracker.

Nói cách khác, nhóm nước có thu nhập cao nhất được tiêm vắc xin Covid-19 nhiều hơn 25 lần so với nhóm nước thu nhập thấp nhất.

Cơ sở dữ liệu vắc xin Covid-19 của Bloomberg theo dõi đường đi của 726 triệu liều vắc xin Covid-19 tại 154 quốc gia. Công cụ này tính toán đến tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới.

Nước Mỹ hiện nay đang nắm khoảng 24% vắc xin Covid-19 của toàn thế giới nhưng dân số Mỹ chỉ chiếm 4,3% dân số thế giới. Trong khi đó dân số Pakistan chiếm 2,7% dân số toàn cầu nhưng mới chỉ nhận được 0,1% vắc xin Covid-19.

Theo Trung Mến

Nhịp sống doanh nghiệp

Trở lên trên