World Bank: Nhu cầu vốn cho phát triển con người, ứng phó biến đổi khí hậu tăng kỷ lục
Năm tài chính 2018, tính từ 1/7/2017 đến 30/6/2018, mức cam kết vốn của World Bank là 64 tỷ USD.
- 20-07-2018Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Không nên quá thổi phồng tác động, gây hoang mang cho các nhà đầu tư!
- 13-07-2018Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tốt để Việt Nam đảo chiều về đầu tư thương mại!
"Nhu cầu về vốn, kiến thức chuyên môn và tính sáng tạo của Ngân hàng Thế giới ngày càng tăng," Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nói.
Theo ông, trong năm tài chính vừa qua, các cổ đông đã bổ sung thêm một khoản vốn lịch sử là 13 tỉ USD giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cho vay trong lĩnh vực phát triển con người – gồm cho vay giáo dục, y tế, dinh dưỡng và dân số, an sinh xã hội, và tạo việc làm – đã đạt mức tăng kỉ lục 74% và tỉ trọng của nó trong tổng cam kết của Ngân hàng Thế giới trong năm qua đã tăng vọt từ 16% năm 2017 lên 25,2% năm 2018.
Sự thay đổi cơ cấu cấp vốn này thể hiện mức tăng vọt nhu cầu đầu tư vào nguồn vốn con người của các nước và cũng thể hiện ưu tiên phát triển trong Dự án Phát triển Con người—một dự án đầy tham vọng nhằm đẩy nhanh và tăng cường đầu tư vào con người đã công bố tại cuộc họp thường niên 2017 của Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Trong năm tài chính 2018 Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng cam kết 32,1% vốn cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu. Con số cam kết này đã vượt mục tiêu đề ra năm 2015 là dành 28% vốn cho ứng phó biến đổi khí hậu cho đến năm 2020.
Cho vay phát triển nông nghiệp trong năm tài chính 2018 của Ngân hàng thế giới (vốn IBRD và IDA) tăng kỉ lục 46% và cũng sẽ góp phần giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu thông qua tận dụng tiềm năng của ngành nông nghiệp trong các giải pháp biến đổi khí hậu.
Tổng mức cho vay của Ban thực phẩm & Nông nghiệp Toàn cầu (cam kết vốn IBRD/IDA mới) cũng tăng mạnh từ 2,5 tỉ USD năm tài chính 2017 lên 4,65 tỉ USD năm tài chính 2018.