Xông hơi giải cảm lại mệt hơn, vì sao?
Bạn đọc Trần An (trannguyenm...@gmail.com), hỏi: "Dì tôi tặng mấy bó lá xông, thấy trời lạnh, con trai 6 tuổi lại hay bị sụt sịt nên tôi xông cho cháu 2 ngày một lần, mỗi lần nửa giờ. Thế nhưng, con tôi lại than mệt hơn. Có khi nào tôi làm sai cách?".
- 16-01-2021Siêu mẫu 90 tuổi: Đừng bị giới hạn bởi sự già nua, hãy là chính mình như khi đang trẻ khỏe
- 16-01-2021Tưởng chỉ bị đau răng thông thường, cô gái 28 tuổi “tá hỏa” phát hiện mình mắc ung thư hiếm gặp: Bất kỳ ai cũng không được phép chủ quan!
- 16-01-2021Đi bộ cực tốt cho sức khoẻ, nhưng người có bệnh sau "chống chỉ định" với đi bộ vì rất nguy hại
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Phương pháp xông hơi giải cảm không nên dùng cho trẻ em (dưới 13 tuổi), người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, người mắc bệnh ngoài da, người cao tuổi, người hay ra mồ hôi, bị mất máu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai... Vì vậy, bạn không được xông cho bé nữa.
Xông hơi giải cảm không nên dùng cho trẻ em dưới 13 tuổi (Ảnh minh họa từ Internet)
Với trẻ ở tuổi thiếu niên, nếu xông hơi giải cảm thì cũng chỉ nên 1 lần vào 1-2 ngày đầu bị cảm. Theo Đông y, đó là cách mở lối cho "khí độc, gió độc" vừa tấn công vào cơ thể được thoát ra ngoài. Chỉ nên xông 5-15 phút. Nếu đã bị cảm nhiễm sâu - tức bệnh đã nặng, nhiều ngày, có biến chứng... - thì không nên xông nữa mà cần đi bác sĩ khám để được kê toa, dù là bạn muốn chữa theo Đông y hay Tây y.
Lưu ý, đây là phương pháp giải cảm đối với bệnh cảm thông thường, chứ không phải triệu chứng hô hấp dạng nào cũng xông được. Người mắc bệnh hô hấp nặng, suy nhược hay bị sốt siêu vi thì không được xông. Nếu xông đúng cách thì sau khi xông sẽ có cảm giác thoải mái, nhưng nếu thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt thì không nên xông nữa.
NLĐ