MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi Apple xin lỗi, truyền thông Trung Quốc đã "hiền" hơn

09-04-2013 - 06:00 AM |

Cùng với lời xin lỗi hiếm hoi trong những năm tháng hoạt động của mình, Apple Inc. đã trở về với vị thế vốn có trong mắt của giới truyền thông Trung Quốc. Đây cũng là một bài học cảnh tỉnh dành cho các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài: Không nên xem nhẹ sức mạnh của báo chí bản địa.
 
Sau những bài báo chỉ trích suốt 2 tuần qua cùng với việc phải đối mặt với nguy cơ chịu phạt từ hai cơ quan hữu quan của chính phủ Trung Hoa, Apple đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốc vào hôm thứ 2 vừa qua vì những sai phạm trong chính sách bảo hành của hãng và hứa sẽ thay đổi các điều khoản bảo hành đối với iPhone bán tại thị trường Trung Quốc.
 
Trung Quốc được xem như thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của Apple và có mức tăng trưởng nhanh nhất với doanh thu tăng gần 40%, đạt 6,8 tỷ USD trong quý cuối cùng của năm 2012.
 
Không những vậy, sau nhiều ngày “đả gạch” Apple, báo chí Trung Quốc dường như đã dịu đi đôi chút khi đưa ra những lời phát biểu mang tính tích cực hơn. Điển hình như một bài báo đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc nhận xét: “Lá thư xin lỗi [của Apple] đã xoa dịu tình hình, làm nhẹ bớt mối quan hệ căng thẳng của Apple với thị trường Trung Quốc… và cách làm của họ đáng khen hơn nhiều công ty khác của Hoa Kỳ.”
  
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Foreign Ministry) ủng hộ “sự thành tâm” của Appletrong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo lời của phát ngôn viên Hong Lei vào ngày thứ 3 vừa qua, “Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của Apple.”

Sau khi Apple xin lỗi, truyền thông Trung Quốc đã "hiền" hơn 2
Một cửa hàng Apple Store tại Bắc Kinh.


 
Chỉ mới tuần trước thôi, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài xã luận về chính sách đổi trả củaApple với nội dung chủ yếu xoay quanh về “thói phách lối” của tập đoàn từng có giá trị vốn hóa lớn nhất hành tinh này. Cụ thể, Kent Kedl, chủ tịch của công ty tư vấn rủi ro Control Risks bình luận: “Đúng ra ông Timothy Cook phải đứng ra và trả lời với cương vị của một CEO về tầm quan trọng của Trung Quốc và điều này ảnh hưởng như thế nào đối với Apple cũng như đối với các tập đoàn đa quốc gia khác có thị phần ở Trung Quốc.”
 
Các công ty “ngoại” với những kinh nghiệm trong việc đối phó với các vấn đề truyền thông trong nước thường cảm thấy khó tiếp cận Trung Quốc hơn khi các cơ quan ngôn luận của đât nước này thường đưa tin để thỏa mãn nhu cầu tin tức của người dân cũng như thị hiếu của họ. Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng các công ty nước ngoài cần nhớ rằng thương hiệu của họ càng lớn, khả năng trở thành mục tiêu của giới truyền thông càng cao, đặc biệt là đối với một đất nước như Trung Quốc.
 
Theo Genk/TTVN/Reuters

duchai

Trở lên trên