Virus Ebola có lây lan qua đường tình dục không?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi đại dịch Ebola khiến 158 người thiệt mạng tại Tây Phi chỉ trong tuần vừa qua. Vậy, virus Ebola sẽ lây lan như thế nào?
- 10-08-2014Toàn cảnh Ebola - 961 người chết và nỗi lo lắng toàn cầu
- 09-08-2014Thủ tướng họp khẩn với các bộ về dịch Ebola
- 09-08-2014WB hỗ trợ 200 triệu USD giúp Tây Phi đối phó với dịch Ebola
Theo Live Science, Ebola không phải là một căn bệnh dễ lây – nếu như bạn không tiếp xúc rất gần với người bị nhiễm bệnh.
Theo tuyên bố của Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư bộ môn Thuốc phòng dịch và bệnh lây truyền tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Nashville, Tennessee, Mỹ), virus Ebola lây lan do người khỏe mạnh tiếp xúc với các chất dịch của người ốm như máu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt, tinh dịch, phân và chất nôn.
Điều này có nghĩa rằng về mặt lý thuyết bệnh Ebola có thể lây lan qua đường tình dục. Song, theo tiến sĩ Schaffner, đây có thể không phải là một đường lây lan phổ biến: "Trong tất cả các kiểu lây nhiễm, đường tình dục là đường lây nhiễm cuối cùng. Hỏi Ebola có lây lan qua đường tình dục hay không cũng giống như là hỏi 'Nếu cùng đi từ New York tới San Francisco, chúng ta sẽ đi bộ nhé?' vậy. Về lý thuyết là có thể, nhưng điều này thường không mấy khi xảy ra".
Đường lây nhiễm Ebola
Các nhân viên y tế trong các bộ đồ bảo hộ kín mít
Khác với người bệnh nhiễm cúm hoặc HIV, những người bị nhiễm bệnh Ebola sẽ không truyền bệnh cho người khác nếu cơ thể của họ chưa xuất hiện triệu chứng. Khi cơ thể đã xuất hiện triệu chứng, rất có thể người bệnh sẽ không còn muốn quan hệ tình dục nữa do đã cảm thấy quá ốm yếu. Khác với các bệnh lây qua đường virus khác, Ebola không thể lây lan qua các ti thể nước có trong hơi thở khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cách lây lan của virus Ebola trong các trường hợp chưa thể phân biệt các điều kiện một cách rõ ràng.
Ví dụ, virus Ebola vẫn sẽ hoạt động sau khi vật chủ đã chết. Năm 2004, trong một nghiên cứu khoa học, virus Ebola vẫn sống sót trên xác của một con vượn bị nhiễm Ebola trong vòng 3 – 4 ngày sau khi chết.
Ngược lại, theo tiến sĩ Schaffner, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được khả năng một người bị lây bệnh từ một vật thể bị dính máu hoặc chất nôn từ người nhiễm bệnh như ga trải giường hay ghế ngồi là bao nhiêu. Thời gian virus nằm ngoài các tế bào sống càng lâu thì chúng càng khó gây bệnh. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bệnh Truyền Nhiễm (Mỹ) vào năm 2007 cho thấy, chỉ có 2/33 vật thể lấy từ một trại điều trị Ebola đặt tại Uguanda có dấu hiệu virus vẫn còn hoạt động. Các vật thể bị nhiễm virus cũng có dấu hiệu dính máu rất rõ ràng, dễ nhìn thấy.
Quy mô đại dịch Ebola lần này là "lớn chưa từng có"
Điều này, theo tiến sĩ Schaffner, có nghĩa rằng khả năng một vật thể bên ngoài đóng vai trò vật truyền bệnh là rất thấp: một người chỉ có thể nhiễm bệnh khi chạm vào các vật thể vẫn còn có virus đang còn sống (tức là các vật thể có dấu máu, phân, nôn… rất rõ ràng) rồi chạm tay của họ vào mắt hoặc các vết thương mở.
Khó lây qua đường tình dục
Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh Ebola, số lượng virus trong người bệnh là khá nhỏ. Do đó, virus Ebola sẽ không có trong các chất dịch do cơ thể tiết ra cho đến tận khi người bệnh cảm thấy các triệu chứng. Lúc này, họ sẽ cảm thấy quá ốm yếu và không còn mong muốn quan hệ nữa.
Tuy vậy, số vụ dịch Ebola xảy ra trong lịch sử là quá ít để các bác sĩ có thể phát hiện chính xác thời điểm người bệnh Ebola bắt đầu có khả năng truyền bệnh cho người khác.
Nghiên cứu mẫu dịch Ebola tại Entebbe, Uguanda
Ví dụ, nếu một người bệnh quan hệ tình dục vào lúc 1 giờ chiều và bắt đầu có các triệu chứng vào lúc 6 giờ tối, liệu người này có truyền bệnh cho bạn tình của mình hay không? "Chúng ta vẫn chưa biết câu trả lời", tiến sĩ Schaffner cho biết.
Theo thông tin của WHO, một nhà nghiên cứu vô tình bị nhiễm Ebola vẫn tiếp tục có dấu hiệu virus trong tinh dịch của mình đến ngày thứ 61 sau khi hồi phục. Virus Marbug, một loại virus rất gần với Ebola, vẫn tồn tại trong tinh dịch cho đến tuần thứ 12 sau khi người bệnh hồi phục hoàn toàn, dựa theo một nghiên cứu vào năm 1971.
Điều này có nghĩa rằng về mặt lý thuyết, Ebola có thể vẫn tiếp tục lây lan qua đường tình dục sau khi người bệnh khỏi ốm. Song, theo tiến sĩ Schaffner, khả năng virus chết người này lây lan qua con đường này là rất thấp.
"Trả giá" vì tình người
Cách lây lan của Ebola khiến căn bệnh này trở thành đại dịch tàn độc nhất trong lịch sử loài người.
Nhiều người đã phải chết trong cảnh cô độc, sau khi chăm sóc và nhìn người thân của mình chết vì căn bệnh quái ác này. Bác sĩ William Fischer II, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học North Carolina đã từng tới Gueckedou, Guinea trong cơn dịch vừa qua, khẳng định trong một email gửi về gia đình:
"Điều khiến cho Ebola trở nên khủng khiếp như vậy, bên cạnh cái chết đau đớn của người bệnh, là rằng virus này sẽ xóa sổ các gia đình. Nó sẽ 'trừng phạt' các gia đình sống gần gũi với nhau và biến truyền thống gia đình trở thành con đường lây bệnh", bác sĩ Fischer khẳng định vào ngày 4/6.
Tại Tây Phi, nơi bệnh dịch xảy ra, tắm rửa thi thể của người chết được coi là một biểu hiện của tình yêu và lòng kính trọng. Nhưng thời điểm sau khi chết cũng là lúc virus có khả năng lây lan cao nhất, khi lượng virus gia tăng đột biến bên trong xác người. Tắm rửa cho thi thể, hoặc thậm chí chỉ là lấy các chất bẩn còn lại trên cơ thể - theo như phong tục tại đây, càng khiến bệnh dịch lây lan trầm trọng.
Theo tiến sĩ Schaffner, để chống lại cách lây lan này, một vài nhân viên y tế đã đề xuất ý tưởng hỏa thiêu thi thể của người chết. Tuy vậy, ý tưởng này vẫn chưa được ủng hộ tại Tây Phi.
>> Chùm ảnh đại dịch khủng khiếp Ebola đang đe dọa cả thế giới
Theo Vnreview/Live Science