Xu hướng Tết Bắc ở Sài Gòn
Hoa đào xuất hiện trên nhiều tuyến đường, đặc sản Bắc, ô mai Hồng Lam, phố bánh chưng càng khiến Tết Sài Gòn thêm phần màu sắc và độc đáo.
Xu hướng chưng hoa đào ngày Tết của người Sài Gòn
Đối với đa phần người Việt, việc chơi hoa, thưởng hoa ngày Tết không đơn thuần là mang tính giải trí, làm đẹp. Trái lại, việc cắm các loại hoa còn mang nhiều ý nghĩa tinh thần liên quan đến tài lộc sức khỏe trong năm mới. Ngoài chưng mai với ý nghĩa may mắn quanh năm, vài năm trở lại đây người Sài Gòn còn thích chưng hoa đào ngày Tết.
Đào là loài hoa không thể thiếu trong ngày xuân của người miền Bắc. Hoa mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng người niềm vui, hy vọng vào năm mới. Cây đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, nó không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma, mà còn mang đến nguồn sinh khí, giúp con người khỏe mạnh và bình an trong năm mới. Với ý nghĩa này, cùng vẻ tươi tắn đẹp mắt, hoa đào được người miền Nam đón nhận hồ hởi.
Vào độ 25 đến 30 Tết, dạo quanh các công viên nơi hội tụ của những chợ hoa xuân lớn như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Gia Định, công viên 23/9, sẽ thấy đào xuất hiện rất nhiều. Nếu như trước đây, người Sài Gòn, người miền Nam chỉ quen chưng hoa mai thì bây giờ, họ thích có cả mai lẫn đào, hoặc chọn một chậu hoa đào thật to đặt giữa nhà để thưởng thức trong những ngày Tết. Việc hoa đào xuất hiện khiến Tết miền Nam thêm độc đáo, mới mẻ và mang nhiều hứng khởi.
Phố bánh chưng ở Sài Gòn
Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn đã nhộn nhịp chuẩn bị gói bánh chưng. Tại các khu chợ lá dong ở ngã ba ông Tạ, trên đường Cách Mạng Tháng Tám, chợ người Bắc ở Gò Vấp, chợ Hạnh Đông Tây, người dân tất bật mua lá, lạt, khuôn, nguyên liệu… để gói bánh.
Chạy dọc trên con đường Hoàng Sa, không khí Tết như gần hơn bởi những bếp than nấu bánh chưng trước cửa đã sẵn sàng. Thay vì trước đây thường gói bánh tét, người Sài Gòn gần đây lại thích bánh chưng, bánh làm xong đa phần là mang biếu. Ngoài lựa chọn đậu kỹ càng, người miền Nam còn ưa dùng nếp Bắc ngâm một đêm, nêm nếm thật vừa để gói cho bánh thật ngon.
Cô Lan (Quận 10) chia sẻ: "Mấy năm trước cả nhà cô hay nấu bánh tét! Nhưng gần đây, các đứa cháu thích bánh chưng, bánh tét khi nào làm cũng được, còn bánh chưng thì Tết ở các chợ có nhiều nguyên liệu, lá lạt khuôn cũng nhiều hơn, dễ mua hơn…nên cô nấu bánh chưng cho vui!"
Mỗi mùa Tết, những đêm Sài Gòn có màn sương mỏng, những con đường với bếp lửa bánh chưng khiến cho những người xa quê như thấy ấm áp hơn và thêm yêu nét dung dị của thành phố này.
Phong vị Tết Bắc trong ẩm thực Tết miền Nam
Như thường lệ, trước Tết một tháng, các cửa hàng đặc sản Bắc ở cuối đường Chu Mạnh Trinh, đường Điện Biên Phủ hay Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thông,... (nhắc thêm đường Hàm Nghi, đường Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Sỹ…) lại nhộn nhịp hơn hẳn. Không chỉ những gia đình có vợ, chồng người Bắc mà nhiều người Sài Gòn cũng ghé mua để làm phong phú thêm bữa cơm ngày Tết.
Có thể thấy, đặc sản được bày bán nhiều nhất là các loại bánh, chả từ các làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Ngoài thực phẩm, nhiều loại trà, trầm hương... cũng khá đắt hàng dịp Tết. Đặc biệt nhất vẫn là những loại ô mai bánh mứt Tết của Hồng Lam. Nhiều năm nay, người Sài Gòn thường xuyên nhắc đến Hồng Lam như món ăn mang tinh hoa từ miền Bắc vừa lạ vừa ngon. Hồng Lam không chỉ là đặc sản nổi tiếng thủ đô, không chỉ trở nên quen thuộc với Tết của mọi nhà mà còn được người dân phương Nam gửi biếu cho nhiều du khách, kiều bào nước ngoài về quê đón Tết.
Nếu như trước đây, người miền Nam phải ra Hàng Đường – Hà Nội để mua ô mai Hồng Lam thì giờ đây, món ăn tinh hoa đất Bắc đã hiện hữu giữa lòng Sài Gòn. Khách hàng có thể dễ dàng đặt mua ô mai tại các cửa hàng như số 82-84 Hàm Nghi, 94 Nguyễn Văn Trỗi, 398 Lê Văn Sỹ…hoặc tại các hệ thống siêu thị lớn. Với những khách hàng ở xa, các bạn có thể đặt mua ô mai thông qua hệ thống Online 18006657 – thật dễ dàng để mang ẩm thực Tết Bắc về nhà phải không ạ?