MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xu hướng “vay tiền online” tăng, người dùng cần tỉnh táo trước nguy cơ sập bẫy tín dụng đen

30-05-2022 - 17:00 PM | Kinh tế số

Xu hướng “vay tiền online” tăng, người dùng cần tỉnh táo trước nguy cơ sập bẫy tín dụng đen

Người đi vay qua các tổ chức tín dụng đen vừa phải chịu mức lãi suất “cắt cổ” lên tới hàng trăm, hàng ngàn %/năm, vừa không thể lường trước được rủi ro sẽ xảy ra.

Vấn nạn lừa đảo từ tín dụng đen tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của “vay tiền online”

Mới đây, Google vừa công bố báo cáo ‘‘Tìm kiếm cho Ngày mai - Search for Tomorrow’’ về các xu hướng tìm kiếm của người Việt. Báo cáo là bức tranh tổng quan về những xu hướng mới của người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam đã được hình thành và sẽ dẫn dắt thị trường tiêu dùng kỹ thuật số trong năm 2022 ra sao. Báo cáo cho thấy người dùng lên Google tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính để chèo lái qua giai đoạn này, đặc biệt là các khoản vay có thể được xử lý nhanh hơn hoặc được thực hiện trên mạng, khi mà từ khoá “vay tiền nhanh” tăng 44% hay “vay tiền online” cũng tăng tới 54%.

Xu hướng “vay tiền online” tăng, người dùng cần tỉnh táo trước nguy cơ sập bẫy tín dụng đen - Ảnh 1.

Báo cáo Xu hướng tìm kiếm nổi bật quý 1/2022 của Cốc Cốc cũng khẳng định, lượng tìm kiếm về từ khóa “vay tiền nhanh” tăng 20% và về từ khóa “vay online” tăng 14% so với quý trước. Điều này cho thấy người dùng Cốc Cốc có nhu cầu tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính nhiều hơn trong thời điểm dịch bệnh.

Xu hướng tìm kiếm vay tiền trực tuyến tăng trưởng tỷ lệ thuận với số lượng người dùng tìm đến tín dụng đen, bởi thời gian giải ngân nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản không cần thế chấp, có một số nơi chỉ cần chứng minh thư... Hiện nay, tại Việt Nam, một số đơn vị Fintech uy tín hoạt động dưới hình thức sàn kết nối tài chính như Tima cũng cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng với thủ tục nhanh gọn qua đăng ký xe máy/ ô tô, vì thế, nhiều người vay đã lầm tưởng hình thức hoạt động của các tổ chức này là giống nhau.

Thực tế, người đi vay qua các tổ chức tín dụng đen vừa phải chịu mức lãi suất “cắt cổ” lên tới hàng trăm, hàng ngàn %/năm, vừa không thể lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra. Trong khi đó, các sàn kết nối tài chính hoạt động đúng nghĩa như Tima sẽ bảo vệ khách hàng bởi các điều khoản hợp đồng chặt chẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam và đảm bảo khách vay sẽ nhận được 100% số tiền vay mong muốn. Khách hàng có thể theo dõi khoản vay, lãi suất được hiển thị minh bạch, rõ ràng qua ứng dụng Tima Care và được kết nối tới những bên cho vay hợp pháp.

Chưa kể đến, một số tổ chức tín dụng đen còn núp bóng, giả danh nghĩa các tổ chức tài chính, ngân hàng… để lừa đảo người dùng với những lời mời gọi hấp dẫn như: Vay tiền qua app với lãi suất 0,5%; Khoản vay lớn từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng; Chỉ cần tải app trên Android qua một đường link liên kết, đăng ký tài khoản; Để vay tiền chỉ cần trả trước 10% phí xác minh năng lực tài chính bằng cách chuyển khoản vào một số tài khoản của kẻ lừa đảo… Để rồi, nhiều khách hàng đã sập bẫy rơi vào cảnh mất tiền khi chuyển trước một khoản phí chứng minh năng lực tài chính để được vay tiền.

Theo các tổ chức, chiêu lừa giả mạo tổ chức ngân hàng, sàn tài chính mời chào cho vay đã xuất hiện khoảng hai năm trở lại đây và các đơn vị đã liên tục cảnh báo đến khách hàng thông qua nhiều hình thức tin nhắn, email, trên giao diện các ứng dụng.

Các sàn kết nối tài chính uy tín như Tima khẳng định không thu bất cứ loại phí nào trước khi giải ngân. Khi hồ sơ được duyệt thành công, hai bên ký hợp đồng và đồng thuận về các điều khoản vay mà không dựa trên điều kiện phải nộp các khoản phí.

Người dùng cần tỉnh táo để phân biệt tín dụng đen và sàn tài chính tử tế

Theo ông Trần Thế Vĩnh, CEO Tima, việc giả danh sàn kết nối tài chính trong thời gian qua có hai dạng chính, đầu tiên là các ứng dụng và trang web cho vay tiền giả danh sàn kết nối, nhưng thực ra là cho vay theo hình thức “tín dụng đen” với lãi suất hàng ngàn % mỗi năm. Những app này thường bẫy người dùng bằng hình thức cho vay online dễ dàng, chỉ cần một số giấy tờ cơ bản như chứng minh thư nhân dân. Nhưng khi người dùng đăng ký vay thì mới biết mình phải chịu mức lãi suất rất cao, dẫn đến không có khả năng thanh toán. Sau đó, họ sẽ phải đối mặt với hình thức đòi nợ theo kiểu tín dụng đen đe dọa, “khủng bố” tinh thần khách vay và những người thân, gây cản trở và mất an toàn cuộc sống.

Xu hướng “vay tiền online” tăng, người dùng cần tỉnh táo trước nguy cơ sập bẫy tín dụng đen - Ảnh 2.

Những hoạt động trên khiến người dân có suy nghĩ sai lệch về mô hình sàn tài chính đúng nghĩa. Hệ luỵ nó gây ra là làm suy giảm uy tín, cản trở hoạt động của những công ty hoạt động nghiêm túc, chuẩn chỉnh, minh bạch. "Do các app cho vay online trá hình thường lợi dụng kẽ hở của khung pháp lý để cho vay dễ dàng với lãi suất cao. Sau đó, khi người vay không đủ khả năng trả nợ họ sẽ dùng mọi biện pháp để thu hồi khoản vay, kể cả những biện pháp phiền toái gây ảnh hưởng đến những người thân của khách vay. Điều này vô tình khiến người dân có thói quen dễ dãi vay tiền online, nhưng lại sẵn sàng quỵt nợ”, CEO Tima Trần Thế Vĩnh lý giải.

Một dạng khác là giả danh để huy động vốn của nhà đầu tư, nhưng không kết nối cho vay mà phục vụ cho mục đích khác dẫn tới nhà đầu tư bị thiệt hại. “Những điều này dẫn tới các sàn chân chính như Tima bị ảnh hưởng, cả người đi vay lẫn người cho vay ít nhiều có sự e ngại khi tiếp xúc với các công ty làm ăn tử tế”, ông Vĩnh chia sẻ thêm.

Xu hướng “vay tiền online” tăng, người dùng cần tỉnh táo trước nguy cơ sập bẫy tín dụng đen - Ảnh 3.

Sàn kết nối tài chính giúp người đi vay và người cho vay “gặp gỡ” nhau, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện của nhà nước. Bản chất đây là một mô hình tốt, có ý nghĩa kinh tế và xã hội tích cực, tuy nhiên một vài nét méo mó trong bức tranh tổng thể dẫn tới góc nhìn tiêu cực từ một bộ phận người dân, coi sàn kết nối là đơn vị huy động vốn rủi ro (với nhà đầu tư), hoặc cho vay lãi suất hàng ngàn % (với người cho vay).

Do đó, theo ông Vĩnh, để bảo vệ mình, người dùng cần tỉnh táo vì những đơn vị kết nối tài chính sẽ có sản phẩm cụ thể, rõ ràng cho nhà đầu tư. Quyết định cho vay một khách hàng được quyết định bởi nhà đầu tư và họ có thể tự thực hiện hành động giải ngân cho vay, đó là điểm khác biệt với các đơn vị giả mạo huy động vốn cho các mục đích rủi ro khác. Với người đi vay, nên lựa chọn các đơn vị có trụ sở và chi nhánh cụ thể, hợp đồng vay và lãi suất rõ ràng, hợp lý. “Những đơn vị nào có lãi suất tới hàng trăm, hàng ngàn % mỗi năm, hoặc cho vay 10 đồng nhưng giải ngân chỉ 8 – 9 đồng, thời gian cho vay ngắn một vài ngày, một vài tuần là những dấu hiệu của tín dụng đen”, ông Vĩnh nói.

Từ đó, để giải quyết vấn nạn này, ông Vĩnh cho rằng, các cơ quan chức năng cần kiên quyết thanh lọc các đơn vị cho vay với lãi suất hàng trăm, hàng ngàn % mỗi năm vì nó đẩy người dân vào vòng vay nợ luẩn quẩn và các hệ lụy xã hội khác, qua đó làm lành mạnh hóa thị trường và xây dựng thị trường tài chính ổn định.

Ban hành sandbox là một hành động quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các sàn kết nối tài chính hoạt động và tối đa hóa tiềm năng của các đơn vị đầu tư bài bản, nghiêm túc vì lợi ích của người đi vay và người cho vay như Tima”, ông Vĩnh kết luận.

Cùng quan điểm, đại diện Fiin Credit cũng cho rằng, việc khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trên các phương tiện truyền thông là bài toán hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm điều tra xử lý các đối tượng để tránh tình trạng gây ra những bất ổn cho xã hội khi bước vào nền kinh tế số và xã hội số.

Theo Nguyên Trang

ICT News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên