Xuất hiện “vùng trũng” của thị trường nhà đất khu Đông Sài Gòn
Đột phá về kinh tế, hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ, giai đoạn quý 2/2021 là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư “rót tiền” vào thị trường BĐS Bình Phước, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Đô thị vệ tinh TP HCM "tăng nhiệt"
Hậu đại dịch Covid-19 thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư về các tỉnh vùng ven TP.HCM. Trong đó bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu là những thị trường được liền kề trung tâm TP.HCM được khai thác sớm hơn.
Bình Phước được xem là trường hợp hiếm khi là địa phương lân cận Tp.HCM nhưng có mức giá rất thấp so với các thành phố lân cận khác kể trên... Chính vì vậy, thay vì phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào những khu vực đã hình thành với mức giá tăng quá cao trong khi biên độ lợi nhuận không nhiều, các nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư đến Bình Phước, biến nơi đây trở thành "vùng trũng" đầu tư mới của thị trường BĐS khu vực phía Nam.
Với lợi thế về hạ tầng giao thông hoàn thiện, thuận lợi kết nối các khu vực, quỹ đất sạch còn nhiều cùng với việc quy hoạch chỉnh chu nên thị trường Bình Phước đồng loạt tăng trưởng trong thời gian tới. Theo ghi nhận hiện tại, thị trường bất động sản tại đây đang đón nhận luồng đầu tư rất lớn từ các "ông lớn" đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Bình Phước tăng hấp lực nhờ cú hích công nghiệp và hạ tầng
Bình Phước là tỉnh rộng nhất vùng Đông Nam Bộ, sở hữu Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư tổng diện tích hơn 28.300ha, giáp Campuchia, giao thông thuận lợi để kết nối với Lào và Thái Lan. Trong đó, hơn 3.500ha ở khu vực trung tâm đã đưa vào hoạt động. Các Khu công nghiệp, Khu kinh tế tại Bình Phước đã góp phần thu hút 296 dự án FDI với số vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD.
Đến nay Bình Phước có 13 Khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha và 8 Cụm công nghiệp với diện tích 380ha. Trong đó, có 8 Khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Quy mô lớn nhất là Khu công nghiệp và dịch vụ đô thị Becamex - Bình Phước, quy hoạch lên đến 4.600ha, tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD.
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chấp thuận chủ trương mở rộng các Khu công nghiệp như Minh Hưng III (577ha), Bắc Ðồng Phú (317ha), Nam Ðồng Phú (480ha), Minh Hưng - Sikico (1.000ha). Ðặc biệt, Bình Phước đã bổ sung quy hoạch mới Khu công nghiệp và dân cư Ðồng Phú quy mô 6.317ha và 3 Khu công nghiệp ở huyện Phú Riềng với diện tích 1.300ha.
Bên cạnh đó, nhờ cú hích lớn về hạ tầng, hàng loạt dự án giao thông quan trọng đã và đang được triển khai tại Bình Phước như: tuyến đường Bình Phước - Tân Vạn xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; đường cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông, Ðồng Phú - Bình Dương; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An; Dự án ĐT741 mở rộng; Cảng cạn Hoa Lư; Cầu kết nối Đồng Nai…
Năm 2021, dự án đường Vành Đai được phê duyệt sẽ đem đến lợi thế không nhỏ cho Bình Phước. Tuyến đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành giúp nối thông Bình Phước với các tỉnh trọng điểm khác như Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là bước tiến lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mở ra sự phát triển lớn cho giao thương buôn bán, nâng cấp kinh tế - xã hội.
Cơ hội đầu đầu tư mới cho các nhà đầu tư
Theo các chuyên gia đánh giá, Bình Phước là nơi có tính thanh khoản tốt bởi giá trị sản phẩm còn thấp, thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trong các vùng Đông Nam Bộ liền kề TP.HCM, Bình Phước đang nằm ở vị trí hàng đầu. Đặc biệt với mức giá vẫn còn rất "mềm". Vì thế, nhiều "ông lớn" đã chọn Bình Phước làm mạch nối giao thương kéo dài đến TP.HCM.
Trong đó phải kể đến huyện Đồng Phú, đang nắm giữ thế mạnh khi tiếp giáp với Bình Dương và Đồng Nai, nằm ngay trên trục lộ DT741 tạo nên điểm giao cắt giữa ĐT753 và quốc lộ 14 đi qua thành phố Đồng Xoài. Chính vì lẽ đó, giá đất trong vùng này không ngừng tăng từ 10 - 12% so với năm 2018 và tăng mạnh vào 2019 và năm 2020.
Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
Việc lựa chọn huyện Đồng Phú để đầu tư, với các mũi nhọn về chiến lược được thiết lập bởi hệ thống hạ tầng đang được phát triển đồng bộ sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển nội khu, ngoại khu bao gồm các khu công nghiệp với quy mô lớn như: KCN Bắc Đồng Phú, KCN Nam Đồng Phú, CCN Hà Mỵ; trong đó có hệ thống của các trung tâm thương mại lớn, chợ truyền thống và hệ thống trường học… Đặc biệt là quy hoạch mới "Siêu Khu công nghiệp và dân cư Ðồng Phú" quy mô 6.317ha hứa hẹn sẽ tạo bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.