Xuất khẩu dược liệu liên tục tăng
Với khoảng 5.100 loài cây dược liệu, nước ta có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành hàng quan trọng.
- 24-06-2023Trung Quốc đang sở hữu mỏ vàng nhiên liệu mà cả thế giới đang cần đến: Được tái chế từ thứ vẫn thường bỏ đi - Mỹ, châu Âu đều tăng mạnh nhập khẩu
- 22-06-2023Một mặt hàng quan trọng của Nga đang “đổ bộ” vào Việt Nam, là mặt hàng quốc gia này có dự trữ đủ dùng trong 300 năm tới
- 20-06-2023Loại quả gia vị của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng đến 90% sản lượng, xuất khẩu tăng đột biến hơn 100% trong 5 tháng đầu năm
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như: Quế, hồi, thảo quả, nghệ... Tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm ngoái đạt 276 triệu USD. Tuy nhiên, nếu so với tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu, năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, con số này còn khá khiêm tốn.
Một trong những lý do dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.
Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Để tham gia cạnh tranh với thị trường dược liệu toàn cầu, rất cần sự đầu tư đồng bộ, từ việc mở rộng quy mô, phát triển các vùng trồng dược liệu đến việc ứng dụng khoa học - công nghệ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm.
Theo các chuyên gia, để tăng kim ngạch xuất khẩu dược liệu, nước ta cần phải hình thành các vùng sản xuất dược liệu chuyên canh, tập trung, quy mô đủ lớn; phải được quản lý truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái và sản xuất dược liệu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như của các nước nhập khẩu.
VTV