Xuất khẩu hàng Việt kiếm triệu USD trên Amazon
Với số lượng hàng hoá bán ra trên Amazon liên tục tăng qua các năm, các đối tác bán hàng Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.
- 01-02-2024Trung Quốc tiêu thụ chậm, Nhật Bản lại liên tục đổ tiền mua mặt hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng nóng hơn 500%, là 'thần thực' hạ huyết áp, mỡ máu
- 28-01-2024Kho vàng của Việt Nam được châu Âu ưu ái hết mực: xuất khẩu thứ 2 thế giới, Indonesia 'thèm khát' một loại thuế mà Việt Nam đang hưởng
- 26-01-2024'Vật liệu tỷ đô' của Việt Nam được Úc chi mạnh tay gom hàng: xuất khẩu tăng 140%, các nước châu Á là những tay buôn lớn nhất
"Báo cáo hoạt động 2023: Trao quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam" của Amazon Global Selling Việt Nam công bố ngày 2-2 cho thấy trong vòng 12 tháng tính đến hết ngày 31-8-2023, các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, giá trị xuất khẩu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang bán hàng và xuất khẩu hàng hóa thông qua Amazon. Trong vòng 12 tháng, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 40%.
Các đối tác bán hàng Việt Nam ghi nhận 70% tăng trưởng về số lượng sản phẩm xuất khẩu qua Amazon. Top 5 danh mục sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, may mặc, làm đẹp.
Theo Amazon, danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc. Đặc biệt, với sự thăng hạng và mới nổi của các ngành hàng đang trên đà tăng tốc trong các năm gần đây như sức khỏe và chăm sóc cá nhân, và ngành làm đẹp, bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng mở rộng.
Từ danh mục sản phẩm bán chạy, các doanh nghiệp trong nước còn tự tin khai thác các sản phẩm phục vụ thị trường ngách để tăng cơ hội thành công. Điển hình là Abera, thương hiệu làm đẹp Made-in-Vietnam, chỉ chưa đầy một năm kinh doanh trên Amazon, Abera đã đạt mốc doanh thu triệu USD, tỉ lệ chuyển đổi tăng gấp 5-6 lần.
Hay như các chuỗi bán lẻ đã thành công tạo dựng thương hiệu trong nước và đặt mục tiêu ra quốc tế, sẵn sàng điều chỉnh danh mục sản phẩm phù hợp thị hiếu toàn cầu, như thời trang Lamer.
Các nhà sản xuất truyền thống chuyển trọng tâm sang xuất khẩu trực tuyến B2C, như nội ngoại thất gỗ Beefurni; các công ty khởi nghiệp kinh doanh trên Amazon và chú trọng xây dựng thương hiệu quốc tế từ bước đầu, như gỗ gia dụng, nhà bếp và trang trí Tidita, thương hiệu làm đẹp Abera.
"Dù thách thức, các doanh nghiệp kể trên đã mạnh mẽ vươn mình phát triển với thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời khích lệ các doanh nghiệp trong nước, ở mọi quy mô, loại hình kinh doanh, nắm bắt cơ hội xuất khẩu thương hiệu và sản phẩm trực tiếp đến khách hàng toàn cầu" – báo cáo nêu.
"Giá trị xuất khẩu của các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam có doanh thu vượt mức 100.000 USD trên Amazon tăng trưởng 70%" – báo cáo nêu.
Người lao động