MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xuất khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức

Xuất khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức.

Xuất khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức.

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Quý I.2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Ba tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế Mỹ và EU dự báo tăng trưởng dưới 1% và khả năng suy thoái.

“Việt nam cần có giải pháp ứng phó kịp thời để giữ vũng thị trường xuất khẩu trước tình hình biến động của kinh tế thế giới, lạm phát ở mức cao tại nhiều quốc gia, sự gia tăng bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu của Việt nam gặp nhiều khó khăn”- là những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt nam ở nước ngoài tháng 3/2023 do Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 31/3.

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Quý I.2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Ba tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế Mỹ và EU dự báo tăng trưởng dưới 1% và khả năng suy thoái. Lạm phát vẫn còn  ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến xu hướng thắt chặt tiền tệ- lãi suất dự báo tiếp tục tăng trong nửa đầu năm.

Còn ở thị trường trong nước, do tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và sự gia tăng bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Cán cân thương mại dự báo tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều thách thức chung của các thị trường đối tác. Trong khi đó, nhu cầu thị trường trong nước không tăng, lạm phát có xu hướng tăng. Trước tình trạng này, đòi hỏi các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp Việt nam cần có giải pháp ứng phó kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Để góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém và lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, thứ nhất là đánh giá tình hình và chỉ rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tìm ra những giải pháp khắc phục cho được tình trạng hiện nay làm sao lấy lại đà tăng trưởng của xuất ra nước ngoài ít nhất được như cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai là các thương vụ ngoài nước là tập trung đánh giá dự báo tình hình kinh tế của các nước của khu vực sở tại, nhất là những chính sách của các nước vừa qua đối với phản ứng trước những diễn biến những khó khăn, thách thức về phạm vi toàn cầu để từ đánh giá dự báo tình hình của các nước, chính sách của các nước để chúng ta đưa ra phản ứng chính sách cần có tham mưu cho Bộ cho Chính phủ cho Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba là nghiên cứu đề xuất những chủ trương, chính sách từ phía Chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và người sản xuất làm thế nào để chúng ta tận dụng được một cách tốt nhất những Hiệp định thương mại tự do, nhất là thế hệ mới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của mình, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước”.

Theo Xuân Lan

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên