Xuất khẩu nhận nhiều tín hiệu tốt khi Trung Quốc mở cửa trở lại, doanh nghiệp thuỷ sản vẫn phải chiến đấu mỗi ngày giữa cơn bĩ cực COVID-19
Bây giờ, vấn đề là các thị trường lớn như châu Âu, Nam Mỹ, châu Á đang cắt giảm sản lượng vô thời hạn. "Đặt giả thuyết khủng hoảng vẫn tiếp diễn lâu dài, tệ hơn giả thiết hoàn toàn có thể xảy ra nên việc doanh nghiệp thuỷ sản đối mặt như thế nào và giải pháp cho khủng hoảng ra sao mới là câu chuyện chính trong bối cảnh hiện nay", người trong cuộc lên tiếng.
- 03-04-2020Doanh nghiệp thuỷ sản đề xuất được hỗ trợ xây dựng kho lạnh: Yếu tố mang tính sống còn không chỉ giữa đại dịch COVID-19 mà cả tương lai sau đó
- 17-03-2020Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị ngân hàng giảm lãi, giảm phí, nới lỏng điều kiện vay vốn
Tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực. Kéo theo đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm và cá tra dự kiến tăng mạnh sau khi chính thức khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch.
Trung Quốc mở cửa trở lại, dự kiến giá trị xuất khẩu có thể tăng 40-50%
Thông tin mới nhất, Trung Quốc sau thời gian ròng rã đóng cửa chống dịch đến nay đã có quyết định thông khẩu trở lại. Nhiều ý kiến bày tỏ cơ hội tiêu thụ lớn cho doanh nghiệp cá tra Việt Nam, đặc biệt những đơn vị đã có sẵn đầu mối tiêu thụ trước đó, giữa bối cảnh toàn ngành đang gồng mình trong cuộc chiến sống còn từ khi bùng phát dịch COVID-19.
Ghi nhận, mặc dù đang trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nhưng từ tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông đã khởi động trở lại. Đặc biệt, chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng trước đó.
Nếu tốc độ xuất khẩu tăng như dự đoán, một số doanh nghiệp các tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay.
Hiện, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long cũng đã bắt đầu ổn định, dù vẫn ở mức thấp trên dưới 18.000 đồng/kg. Dự báo sang tháng 4/2020, những động thái khởi sắc từ một số thị trường lớn giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận ra những tích cực.
Nói là vậy, thực tế cơ hội không đến ngay với doanh nghiệp khi mà đồng ý Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nhưng tồn kho trước đó vẫn còn dồi dào. Kết quả, ít nhất phải đến tháng 5-6 sản lượng xuất sang Trung Quốc mới có thể quay trở lại như trước đây.
Ít nhất phải đến tháng 5-6 mới có thể đạt sản lượng cũ, ngành thủy sản đang phải chiến đấu mỗi ngày để sống còn!
Bây giờ, vấn đề của toàn ngành là các thị trường lớn như châu Âu, Nam Mỹ, châu Á đang cắt giảm sản lượng vô thời hạn. "Đặt giả thuyết khủng hoảng vẫn tiếp diễn lâu dài, tệ hơn giả thiết hoàn toàn có thể xảy ra nên việc doanh nghiệp đối mặt như thế nào và giải pháp cho khủng hoảng ra sao mới là câu chuyện chính trong bối cảnh hiện nay", người trong cuộc lên tiếng.
Khi mà, dịch đã bùng phát mạnh tại các quốc gia như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ: đây là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vì vậy, toàn ngành đã đang và tiếp tục bị những ảnh hưởng rõ rệt, ước tính xuất khẩu thủy sản riêng trong tháng 3/2020 chỉ đạt 549 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước diễn biến dịch bệnh còn đang phức tạp tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, do vậy trong vài tháng tới đây tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. "Doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng xuất khẩu sụt giảm, bị hoãn hoặc hủy các đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán không thuận lợi, sẽ có nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) sẽ không thể trụ nổi", ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP đưa ra dự báo trong lần trao đổi mới đây.
Về phía doanh nghiệp, duy trì dòng tiền đang là bài toán sống còn khi nguồn thu bị cắt giảm mạnh và còn kéo dài, toàn ngành trước đó đã xin được giãn lãi vay, giảm thuế chí… Chia sẻ với chúng tôi, ông Doãn Chí Thiên – Thành viên HĐQT Thủy sản Nam Việt (Navico, ANV) – phân trần: "Trung Quốc có mở cửa trở lại nhưng tồn kho vẫn còn nhiều, do đó chưa thể nói ngay lập tức xuất khẩu có thể đạt được mức tăng trưởng như trước đây. Khi khách hàng châu Âu, Mỹ… tiếp tục đóng cửa vì dịch, chúng tôi vẫn đang chiến đấu từng ngày trong việc tăng thu , bán hàng và cắt giảm chi phí".
Theo vị này, không riêng ANV mà hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đang nghiêm túc họp, bàn bạc, đưa ra hàng loạt đề xuất trong công tác sản xuất và vận hành, duy trì dòng tiền thật tốt (giữ dòng tiền vay thấp, cắt giảm các chi phí) trong thời gian này.
Đồng thời, ANV cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc phục hồi mạnh khi dịch qua đi. Dự kiến, kế hoạch chiến đấu cụ thể sẽ được Công ty báo cáo chi tiết với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào tháng 6 tới đây.
Nhìn chung, việc Trung Quốc hồi phục và mở cửa trở lại là tín hiệu đáng mừng trong cơn bĩ cực hiện nay của ngành thủy sản Việt. Song, khó khăn vẫn tiếp diễn khi dịch bệnh còn tiếp tục phức tạp trên trường thế giới. Theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp, hiện nay chỉ có 30-50% tỷ lệ các đơn hàng vẫn tiến hành giao cho khách đúng tiến độ, trong đó tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40%, yêu cầu hủy là 20-30%.
Nhịp sống kinh tế
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19