MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xung đột kéo dài 4 năm đã kết thúc, Coteccons (CTD) còn lại gì?

25-11-2020 - 07:22 AM | Doanh nghiệp

Trên thị trường, niềm tin cũng cho thấy sự sụt giảm cùng với sự giao dịch của cổ phiếu Coteccons. Từng lạc quan sau kỳ Đại hội trước bước tiến mới giữa ban điều hành cũ cùng nhóm cổ đông lớn phía Kusto, đến nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bày tỏ quan điểm nắm giữ CTD chủ yếu do bất đắc dĩ, hoặc chờ đợi một "động thái" khác hơn là sự tăng trưởng cốt lõi của doanh nghiệp.

Câu chuyện xung đột lợi ích tại thương hiệu xây dựng hàng đầu Việt Nam – Coteccons – có lẽ đã kết thúc: không phải bằng sự thống nhất cùng ngồi bàn bạc với nhau tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, mà là sự ra đi của người cầm cương Nguyễn Bá Dương cùng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. Mới nhất, vị "tướng" cuối cùng trong bộ sậu của ông Dương là Phó Tổng Giám đốc Từ Đại Phúc cũng chính thức rút khỏi Coteccons.

Nhân sự cốt cán – "tài sản quý giá" đã không còn

Nhìn lại bộ máy quản trị từ HĐQT, tiểu ban chiến lược, tiểu ban lương thưởng, bộ phận nhân sự, kế toán kiểm toán đến ban điều hành: tất cả các nhân sự cốt cán gồm ông Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sỹ Công, Trần Quang Quân, Trần Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Hiệp, Trần Văn Chính, Phan Huy Vĩnh… đã ra đi.

Thay thế, HĐQT mới toàn bộ là người nước ngoài, trong đó Bolat Duisenov giữ ghế Chủ tịch. Ban điều hành ngoài ông Võ Thanh Liêm là 2 nhân sự mới vừa được bổ nhiệm bao gồm người cũ từ Xây dựng Hoà Bình (HBC). Ghi nhận trên website Công ty, cấp quản lý những bộ phận nòng cốt liên quan đến thu chi như nhân sự, kế toán tài chính và MEP cũng đã được thay đổi mới.

Tương tự tại Unicons, ngày 17/11 Công ty đã đổi Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật từ ông Lê Chí Trung sang ông Võ Hoàng Lâm.

Chưa kể, tính đến cuối tháng 9/2020, số lượng nhân sự của công ty mẹ Coteccons giảm đến 26% từ con số 1.447 người (ngày 31/12/2019) xuống còn 1.075 người, tương đương giảm gần 400 nhân sự. Đây là năm số lượng nhân sự tại công ty mẹ giảm mạnh nhất chỉ sau 9 tháng kể từ trước đến nay. Con số hợp nhất (tổng tại cái đơn vị liên quan) cũng giảm đáng kể, từ mức 2.272 người chỉ còn 1.793 người, tương đương giảm gần 500 nhân sự.

Cần nhấn mạnh, Coteccons trước đây dưới thời ông Dương được đánh giá là doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, đảm bảo giữ chân được nhân viên. Như vậy, dưới trướng Kusto, sự giảm sút mạnh của nhân sự cấp dưới đặt câu hỏi lớn về lương thưởng, tính công bằng, chiến lược điều hành và đặc biệt là văn hoá, môi trường làm việc mới thực chất như thế nào?

Xung đột kéo dài 4 năm đã kết thúc, Coteccons (CTD) còn lại gì? - Ảnh 1.
Xung đột kéo dài 4 năm đã kết thúc, Coteccons (CTD) còn lại gì? - Ảnh 2.

Mặt khác, "tài sản quý giá" của Coteccons, những người gầy dựng và gắn liền tên tuổi với thương hiệu Công ty trên thương trường đã không còn. Đặc biệt với lĩnh vực xây dựng, thách thức ở lại cho đội ngũ mới chính là tạo dựng niềm tin và đàm phán được các gói thầu mới, nếu muốn tiếp tục phát triển Coteccons trong ngành.

Nắm quyền kiểm soát Coteccons, giữa bối cảnh toàn ngành giảm sút đi cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều thị trường quan tâm liệu Kusto sẽ củng cố vị thế cũng như tiếp tục phát triển Công ty trong tương lai như thế nào?

Song, những gì phía Kusto cho thấy đến nay chỉ là lời trấn an đã rà soát lại công việc và sẽ tiếp tục đảm bảo. Trong số cái nhân sự chủ chốt mới mà Kusto tuyển dụng, phần đông lại là những người xuất phát từ chuyên môn tài chính. Điều này dấy lên nghi vấn Coteccons liệu có phải chỉ còn là "cái xác của người khổng lồ"?

Trên thị trường, niềm tin cũng cho thấy sự sụt giảm cùng với sự giao dịch của cổ phiếu. Từng lạc quan sau kỳ Đại hội trước bước tiến mới giữa ban điều hành cũ cùng nhóm cổ đông lớn phía Kusto, đến nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bày tỏ quan điểm nắm giữ CTD chủ yếu do bất đắc dĩ, hoặc chờ đợi một "động thái" khác hơn là sự tăng trưởng cốt lõi của doanh nghiệp.

Xung đột kéo dài 4 năm đã kết thúc, Coteccons (CTD) còn lại gì? - Ảnh 3.

Liệu chỉ còn "cái xác của người khổng lồ"?

Về Coteccosn – được mệnh danh là "người khổng lồ" ngành xây dựng, Công ty hiện sở hữu tổng tài sản 14.056 tỷ đồng, chủ yếu nằm tại trang thiết bị cùng một số bất động sản, bao gồm Cao ốc Văn phòng Coteccons tại số 236/6 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, Tp.HCM do Coteccons đầu tư 100% vốn (được xây dựng năm 2009 và vận hành vào năm 2010).

Đáng chú ý, Coteccons hiện sở hữu một cấu trúc vốn khá chắc, Công ty không chịu áp lực vay từ bất kỳ tổ chức tín dụng nào mà thay vào đó là chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp. Chưa kể, Coteccons luôn giữ một lượng tiền mặt cực lớn. Ghi nhận, số dư tiền mặt và tiền gửi hiện lên đến 3.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn đang có "của để dành" với thặng dư vốn 3.039 tỷ, lợi nhuận giữ lại hơn 400 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 4.667 tỷ đồng.

So với các doanh nghiệp cùng ngành hiện nay, Coteccons không chỉ có cấu trúc vốn bền vững vượt trội, mà việc ghi nhận doanh thu lợi nhuận cũng chắc chắn hơn. Trong đó, nếu một số các đối thủ chính ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tức là ước tính doanh thu trước khi có sự nghiệm thu (minh chứng tại khoản mục phải thu theo tiến độ xây dựng hàng ngàn tỷ đồng).

Thì ngược lại, Coteccons không có khoản phải thu theo tiến độ, mà doanh thu lợi nhuận ghi nhận tại mỗi kỳ chính là số tiền đã được nghiệm thu trên dự án, hiểu nôm na khách hàng đã đồng ý và chắc chắn sẽ chi trả cho doanh nghiệp thầu.

Kết thúc quý 3/2020, Coteccons ghi nhận doanh thu tiếp tục giảm về 2.807 tỷ đồng, khoản phải thu cũng giảm. Khấu trừ các chi phí, Công ty đạt gần 89 tỷ LNST, giảm gần nửa so với quý 3/2019. Luỹ kế 9 tháng, Coteccons đạt 10.332 tỷ doanh thu, LNST 369 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra là 16.000 tỷ doanh thu và 600 tỷ LNTT, 9 tháng CTD lần lượt thực hiện được 64,5% và 78% chỉ tiêu đề ra.

Xung đột kéo dài 4 năm đã kết thúc, Coteccons (CTD) còn lại gì? - Ảnh 4.

Không chỉ tài sản tại Coteccons, trong hệ sinh thái còn phải tính đến Unicons – công ty thầu xây dựng, Covestcons – chuyên môi giới và phát triển bất động sản (nắm sở hữu tại Phú Nhuận 168) và Hiteccons.

Nhìn chung, tương lai Coteccons sẽ như thế nào dưới trướng Kusto vẫn còn là điều bỏ ngỏ. Có thể câu chuyện vừa qua tại Coteccons sẽ là bài học về quản trị lợi ích cổ đông cho những doanh nghiệp còn lại, cũng có thể là lời cảnh báo chocác thương hiệu Việt cân nhắc việc phát hành tăng vốn, theo như tâm thư của cựu Thành viên HĐQT Coteccons – ông Nguyễn Quốc Hiệp.

Dù vậy, cũng không thể phủ nhận vai trò Kusto trong lần phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược lần 2 vào năm 2012 của Coteccons. Giữa thời điểm kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm, Coteccons tự hào cho biết đã thành công trong việc đàm phán, ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Kusto, từ đó đảm bảo được dòng tiền và làm nền tảng cho đà tăng trưởng sau này.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên