Yếu tố bất ngờ đằng sau chuỗi suy giảm kéo dài của đồng yên: Đến từ một chủ nghĩa bên kia địa cầu
Chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đợt suy giảm kéo dài của đồng yên, một chuyên gia kinh tế nhận định.
- 27-03-2024Loạt vấn đề sau sự cố tàu container đâm sập cầu ở Mỹ: Tàu từng có "tiền án" va chạm trước đó, nhiều thiết bị quan trọng có thể gặp sự cố, thủy thủ đoàn phát tín hiệu khẩn cấp… nhưng vẫn không kịp
- 27-03-2024Con tàu to như quả núi đâm sập cầu ở Mỹ: Công ty vận tải nằm tận châu Âu chịu họa, cổ phiếu bị bán tháo 8%, nối dài những biến cố từ đầu năm tới nay
- 27-03-2024Thảm họa sập cầu ở Baltimore: Ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù?
Đồng yên đang rơi vào tình trạng suy yếu kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa mới lần đầu tiên tăng lãi suất sau 17 năm.
Nguyên nhân được cho là đồng đô la Mỹ mạnh và được hỗ trợ bởi các chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh các cuộc họp chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn cầu nửa cuối tháng 3, Tohru Sasaki của Tập đoàn Tài chính Fukuoka đã nêu lên một nhận định thú vị.
Khi tham khảo chéo các quyết định chính sách tiền tệ gần đây với sức của các đồng tiền chính trong ba năm qua, Sasaki nhận thấy Mexico, Brazil và Thụy Sĩ – những quốc gia mà đồng tiền của họ nằm trong số các loại tiền tệ mạnh nhất – đã cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản – những nước có đồng tiền đặc biệt yếu, đã lựa chọn tăng lãi suất.
Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá, đầu tư của các công ty nước ngoài thường giảm xuống, khiến nền kinh tế chậm lại và làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất.
Nhưng Sasaki nhận thấy một ngoại lệ: Mỹ, có đồng tiền mạnh, đã giữ nguyên lãi suất và thậm chí còn đưa ra triển vọng khiến việc cắt giảm lãi suất có phần xa hơn.
Ông nói: “Thực tế là đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào Mỹ ngay cả khi đồng đô la mạnh là do chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng”. “Vì nền kinh tế không chậm lại nên rất khó để giảm lãi suất.”
Thay vì chuyển sang tăng giá đồng yên, Sasaki dự đoán đồng bạc xanh sẽ vẫn mạnh trong một thời gian.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc đẩy chính sách “Mua hàng Mỹ” khi ông tìm cách tái tranh cử vào tháng 11. Phát biểu trong Thông điệp Liên bang hôm 7/3, Tổng thống mỹ Biden nói: “Theo quan điểm của tôi, các dự án liên bang mà các bạn đầu tư như xây dựng cầu đường sẽ được thực hiện bằng sản phẩm của Mỹ và được xây dựng bởi công nhân Mỹ, từ đó tạo ra công việc được trả lương cao cho người Mỹ”.
Việc chính quyền lên tiếng ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ nhằm mục đích hướng tới cuộc tranh cử được cho là giữa Tổng thống Biden với cựu Tổng thống Donald Trump. Do đó, chính sách kinh tế của Mỹ có thể sẽ tiếp tục đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Các công ty có trụ sở bên ngoài Hoa Kỳ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đổ tiền vào cơ sở sản xuất hoặc các khoản đầu tư khác tại đây.
Các nhà đầu cơ rất nhạy cảm với động thái này. Dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ, Ngân hàng Mizuho nhận thấy rằng vị thế mua ròng đồng đô la so với 8 loại tiền tệ khác do các quỹ phòng hộ và các nhà đầu tư đầu cơ khác nắm giữ đã tăng mạnh vào ngày 19/3.
Daisuke Karakama, chuyên gia trưởng kinh tế thị trường tại Mizuho, cho biết: “Dòng tiền đầu cơ đã quay trở lại đồng đô la do kỳ vọng rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ bị đẩy lùi”.
Thị trường đã phải liên tục dự đoán chính sách tiền tệ của Mỹ.
Vào đầu năm 2023, nhiều người tham gia thị trường dự báo đồng yên sẽ mạnh lên so với đồng đô la do kỳ vọng rằng việc Mỹ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào năm đó. Nhưng Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất cho đến giữa năm, và đồng yên lại giảm xuống mức 150 yên đổi 1 USD vào mùa thu.
Năm nay cũng vậy, nhiều người cho rằng đồng yên sẽ mạnh lên vào đầu năm khi Fed hạ lãi suất. Tuy nhiên, thay vào đó, đồng tiền Nhật Bản lại vượt ngưỡng 150/USD, khiến nhiều người đảo ngược quan điểm.
Ngay cả khi BOJ loại bỏ chính sách lãi suất âm, những đồn đoán dai dẳng về việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Mỹ đang khiến kịch bản đồng yên tăng giá khá là mờ mịt.
Theo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường