Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục
Đau lưng là chứng bệnh phổ biến. Chuyên gia hướng dẫn bạn 3 động tác giúp làm giảm chứng đau lưng. Dù bạn đã bị bệnh hay muốn phòng ngừa thì đều có thể thực hành thường xuyên.
- 16-05-2020Thiền ngủ: "Chiêu thức" ngọt ngào dành cho người mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn và phục hồi
- 21-04-2020Nghỉ dài ngày vì dịch Covid-19, đừng quên sức khỏe mới là "kim bài" của đời bạn: Tận dụng thời gian tập yoga tại nhà vừa khỏe thể chất, vừa nâng cao tinh thần
- 18-04-2020Bước qua nỗi sợ: Gần 30 tuổi, quyết định nghỉ ngân hàng sau 5 năm làm việc, tôi chuyển sang làm HLV yoga từ con số 0 tròn trĩnh
Mỗi người trong chúng ta đa số đều trải qua cơn đau ở lưng ở một thời điểm nào đó trong đời. Đặc biệt là khi càng lớn tuổi, lão hóa thì chứng đau lưng lại càng dễ xuất hiện.
Nếu đau lưng kéo dài hơn trong khoảng thời gian vài tuần, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bên cạnh đó, Yoga có thể giúp giảm đau lưng rất nhiều và đồng thời có thể chữa đau lưng nếu bạn đã gặp phải triệu chứng này.
Chúng ta cùng gặp gỡ với Thạc sĩ Yoga Ấn Độ, chuyên gia Yoga trị liệu Kalpesh Pastel, cùng ông tìm hiểu về bệnh đau lưng và cách hồi phục đau lưng bằng Yoga trị liệu.
Phân loại đau lưng
Thoát vị đĩa đệm: Một trong những đĩa mềm giữa các đốt sống bị kéo dài ra ngoài rìa.
Dây thần kinh bị chèn ép: Dây thần kinh bị ép thẳng lên xương.
Viêm khớp: Các đĩa đệm trong cột sống của bạn đã mất khả năng hấp thụ sốc, do đó xương cọ xát với nhau và tạo ra các gai xương.
Loãng xương: Xương giòn, yếu có thể bị gãy hoặc xẹp xuống và tạo ra gãy xương, yếu xương.
Đau liên quan đến cơn đau dữ dội ở một bộ phận khác của cơ thể tạo ra cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc háng: Ví dụ như đây là một triệu chứng phổ biến của sỏi thận.
Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và kéo dài xuống tới phía sau mỗi cẳng chân. Chân bị chèn ép và tạo ra đau lưng dưới và đau nhói ở một hoặc cả hai chân, đặc biệt là khi ngồi.
Mang thai: Điều này là một điều phổ biến diễn ra ở các bà mẹ mang thai nếu tất cả trọng lượng tăng thêm ở phía trước bụng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng ở phía sau lưng.
Đau cơ xơ hóa: Tình trạng đau mãn tính này tạo ra sự khó chịu không chỉ ở lưng mà ở trên khắp cơ thể.
Ung thư: Bệnh nhân có thể bị đau lưng nếu họ bị ung thư cột sống hoặc ở các cơ quan lân cận.
Không phải tất cả các cơn đau lưng là nghiêm trọng và các triệu chứng đau lưng có thể tự hết theo thời gian.
Nguyên nhân đau lưng
Thiếu tập thể dục (yếu cơ)
Thoái hóa
Tai nạn, chấn thương
Tư thế cơ thể duy trì ở trong trạng thái sai lệch kéo dài
Mang thai.
Các vấn đề bệnh lý khác.
Các bước để chữa trị hoặc giảm đau lưng
1) Gặp bác sĩ nếu cần thiết và phải điều trị.
2) Tránh việc duy trì ngồi, đứng và nằm sai tư thế
3) Tập Asana để tăng cường và thư giãn cơ bắp, duy trì việc tập Yoga trị liệu
4) Tập hít thở để cân bằng năng lượng sống.
Bài tập hàng ngày
3 động tác yoga (Asana) có thể làm giảm hoặc chữa đau lưng mà bạn nên tập luyện thường xuyên
(1) Động tác Mèo/Bò - Cat & Cow Pose
Bạn có thể thực hiện trên thảm, trên sàn hay trên giường tư thế này. Chú ý hít thở sâu và đều. Hít vào khi ngẩng đầu lên cao và thở ra hết khi cúi đầu xuống.
Thực hiện lặp lại động tác nhiều lần trong khả năng của bạn. Ít nhất 10 lần, tăng dần lên đến 30 lần hoặc hơn.
(2) Động tác Cây cầu - Bridge pose
Thực hiện động tác này bằng cách gập đầu gối và nhấc hông lên cao, giữ sao cho cơ thể thẳng, đầu gối vuông góc với cẳng chân.
Giữ yên tư thế trong khả năng của bạn, khoảng từ 3-10 giây.
Lặp lại động tác nhiều lần. Có thể thực hiện nhiều đợt trong ngày.
(3) Động tác Gió Hồi sinh - Wind Reliving pose
Động tác này giống như một sự thư giãn. Bạn chỉ cần ôm chân lên ngực, sát vào bụng, rồi duỗi chân ra và đổi bên.
Thực hiện nhiều lần trong khả năng của mình.
Kết quả của việc tập luyện này sẽ đến ngay sau mỗi bài tập mà bạn thực hiện. Tình trạng lưng của bạn sẽ có xu hướng giảm đau dần dần. Bạn cần kiên trì tập luyện với cách nhẹ nhàng, tăng dần đều.
Nếu có bất kỳ sự bất thường nào sau khi tập, bạn cần lắng nghe cơ thể, theo dõi tiến triển và xin tư vấn từ chuyên gia.
Trí thức trẻ