MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Zimbabwe gửi thông điệp gì đến cả thế giới khi Tổng thống 93 tuổi đồng ý từ chức?

21-11-2017 - 20:48 PM | Tài chính quốc tế

Lật đổ kẻ độc tài có cần thiết phải tuân theo luật lệ? Câu hỏi khó trả lời này nổi lên trong tiến trình chuyển giao quyền lực ở Zimbabwe.

Trước đó, vị tổng thống lâu đời Robert Mugabe từng từ chối rời bỏ vị trí hiện tại mặc cho yêu cầu của cộng đồng, quân đội và cả đảng của ông.

Câu trả lời ở đây đối lập với lẽ thường. Thể hiện sự tuân thủ luật pháp thật sự quan trọng, ngay cả khi kẻ bị lật đổ đã và đang không tôn trọng luật pháp. Hành động này gửi đến thể chế tương lai của Zimbabwe thông điệp về việc tuân thủ luật pháp. Nếu người dân Zimbabwe, những người đã chịu đựng 37 năm Mugabe nắm quyền, phải đợi thêm một vài tuần để tống khứ vị tổng thống một cách hợp pháp thì việc trì hoãn này vẫn hoàn toàn xứng đáng.

Sự kiện ở Zimbabwe những ngày qua thú vị bởi họ không cách chức kẻ độc tài theo cách thông thường. Thông thường, nhà độc tài nắm quyền cho đến khi những rạn nứt nghiêm trọng xuất hiện trong chính quyền, sau đó chính quyền nhanh chóng sụp đổ.

Khi đó, lật đổ kẻ độc tài cũng giống như phá sản, như Ernest Hemingway mô tả trong cuốn "Mặt trời vẫn mọc": "Làm thế nào mà anh lại phá sản?" Bill hỏi. "Có hai cách", Mike nói. "Dần dần và sau đó đột ngột."

Vài ngày qua, nhiều sự việc cùng lúc diễn ra tại Zimbabwe: Tổng tư lệnh quân đội xuất hiện trên TV tuyên bố chuyển giao chính phủ; cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất trong lịch sử đất nước và tâm lý chung của dân chúng cho rằng thời của Mugabe đã đến lúc kết thúc hẳn. Những sự kiện này lẽ ra đã đưa quá trình chuyển giao quyền lực từ giai đoạn dần dần sang đột ngột.

Mugabe, 93 tuổi, thực tế không thể mong đợi rằng ông tiếp tục nắm giữ vị trí tổng thống. Giờ đây điều đó đã rõ ràng, ông không thể chuyển giao quyền lực cho vợ như ý định của mình. Hai ngày trước, Mugabe không từ bỏ vị trí của mình nhưng chưa bị buộc phải từ chức.

Dường như khát khao tuân thủ pháp luật mạnh mẽ của những người liên quan là lời giải thích cho việc này. Nhờ đó, họ có thể tiếp tục tuyên bố, như đã làm từ đầu, rằng thành công của họ hoàn toàn không phải một hành động tàn bạo.

Về phần mình, Mugabe đã hưởng lợi từ khát khao đó. Sau quyết định trục xuất Mugabe khỏi đảng Zanu-PF, vị tổng thống đã thuyết phục trong một bài phát biểu rằng ông sẽ chủ trì hội nghị của đảng vào ngày 12/12. Theo hiến pháp của Zanu-PF, lãnh đạo đảng chỉ có thể bị cách chức khi bỏ phiếu ở hội nghị toàn đảng. Ủy ban trung ương không thể tự ý bỏ phiếu cách chức Mugabe.

Đảng này cũng thiếu thẩm quyền hợp pháp để cách chức Mugabe khỏi vị trí tổng thống. Do đó, ủy ban trung ương đồng ý cho lãnh đạo đảng bắt đầu quy trình buộc tội chống lại chính mình vào ngày 21/11 nếu khi đó ông ta vẫn chưa từ chức.

Lợi dụng thực tế là những người có thẩm quyền pháp lý chính thức để cách chức Mugabe chưa hành động, vị cựu tổng thống từng không chịu lui bước. Dường như ông có ý định để quá trình buộc tội diễn ra. Quá trình này có thể diễn ra nhanh hoặc mất vài tuần. Với thành phần của Nghị viện, Mugabe chỉ có thể bị cách chức nếu có sự tham gia năng nổ của phe đối lập.

Mặc dù kĩ năng khôn ngoan của Mugabe giúp ông trì hoãn nhờ những rào cản của thủ tục, nhưng quân đội và các chịnh trị gia hoàn toàn có thể buộc ông từ chức mà không cần tôn trọng các thủ tục chính thức. Nếu họ làm vậy thì có lẽ không quá nhiều quốc gia phản đối, và cũng không nhiều người Zimbabwe nổi giận.

Chế độ chuyên quyền và đơn đảng khiến quan niệm tuân thủ hiến pháp bị xem nhẹ. Hơn nữa, lý tưởng dân chủ rằng lật đổ một kẻ độc tài cần những hành động nhanh chóng và trực tiếp. Nhưng quan điểm đó thật sự sai lệch. Đảng Zanu-PF, quân đội và nhân dân Zimbabwe đã tuân thủ theo quy trình hợp pháp thay vì lựa chọn một cách thức hiệu quả nào đó.

Phải thừa nhận rằng việc tuân thủ quy trình khi lật đổ kẻ độc tài có vẻ đạo đức giả. Tuy nhiên, đạo đức giả ở đây lại thể hiện lòng tôn kính với nhân phẩm, như câu châm ngôn thời xưa. Trong trường hợp này, bằng việc thể hiện sự tôn trọng giả tạo với các loại quy trình, những người âm mưu lật đổ Mugabe đang củng cố giá trị của các thủ tục hợp thức trong chính thể lập hiến.

Thực tế, họ gửi một thông điệp ý nghĩa đến cộng đồng và cả thế giới rằng ở mức độ nào đó, họ quan tâm đến các giá trị lập hiến và các quy tắc pháp luật.

Tôn trọng hiến pháp không đảm bảo người lãnh đạo tiếp theo của Zimbabwe sẽ thực sự tuân thủ pháp luật, hoặc một cuộc cải cách chính trị sẽ diến ra trong đảng Zane-PF. Tuy nhiên, khi xung đột trong tương lai xảy ra, khi lựa chọn giữa động cơ chính trị cá nhân và các quyền trong hiến pháp thì nhà lãnh đạo mới sẽ tuân thủ hiến pháp.

Đã đến lúc Mugabe ra đi, lịch sử đã lên tiếng. Nhưng nếu vị độc tài này chần chừ thêm vài ngày hoặc vài tuần nhờ hiến pháp mà chính ông luôn sẵn sàng xâm phạm, thì đây vẫn thực sự là chiến thắng ý nghĩa của dân chủ và thượng tôn pháp luật.

Chu Lan Anh

Bloomberg

Trở lên trên