MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 loại cây chuyên mọc hoang đầy vườn, PGS khẳng định là thuốc quý, hạ đường huyết rất nhạy: nhiều người nhổ bỏ vì nhầm là cỏ dại

19-07-2024 - 23:50 PM | Sống

1 loại cây chuyên mọc hoang đầy vườn, PGS khẳng định là thuốc quý, hạ đường huyết rất nhạy: nhiều người nhổ bỏ vì nhầm là cỏ dại

Đây là loại cỏ mọc dại quen thuộc với nhiều người Việt. Nó thường được dùng để cầm máu tại chỗ và còn rất nhiều công dụng khác đối với sức khỏe.

photo-1721380194310

Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ dại quen thuộc ở nông thôn Việt Nam. Loại cỏ này còn có tên khác như cây cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên… Cỏ nhọ nồi sống nhiều năm, thân phân nhánh, có thể vươn cao 15-30cm. Cây ưa ẩm, ưa sáng, phân bố gần như khắp đất nước Việt Nam. Ở nhiều quốc gia vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc cũng có loại cây này.

Theo nhiều tài liệu, uống nước sắc từ lá nhọ nồi mỗi ngày sẽ có lợi cho đường tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau cho người bị trĩ, giúp tiêu diệt cảm giác khó chịu ở bụng, hỗ trợ nhu động ruột và trị táo bón. Loài cỏ mực hay cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta prostrata, thường được dùng cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, lao phổi lỵ ra máu. Loại cỏ này cũng được dùng chữa ho, bỏng, chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, ban sởi, nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị mụn nhọt, viêm cơ lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày; điều trị nấm da, eczema, vết loét, viêm da.

photo-1721401356652

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của loài này. Trong đó các hợp chất Wedelolactone, các triterpene saponin như eclalbasaponin I, II, II, IV, V,... được tìm thấy là các hợp chất chính của loài này. Hoạt tính sinh học nổi bật của cỏ nhọ nồi được nhắc tới như là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm… Theo Đông Y, cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận…

photo-1721380320301

Với thành phần đa dạng, loại cỏ này có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y trị bệnh:

Chống tăng đường huyết mạnh

Theo PGS.TS. Lê Thị Huyền, Khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cỏ nhọ nồi là một loài cây thân thảo có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Brazil.

Thảo dược này được biết đến với các đặc tính chữa bệnh và đã được sử dụng như chất chống độc tố, giảm đau, kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống xuất huyết, chống tăng đường huyết, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch. Một loạt các hợp chất hóa học bao gồm coumestan, alkaloid, thiopen, flavonoid, polyacetylene, triterpene và glycoside đã được tách ra từ loài cỏ này.

“Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống dung dịch lá của cỏ mực (2 và 4 g/kg trọng lượng chuột) trong 60 ngày dẫn đến giảm đáng kể đường huyết và hemoglobin glycosylated HbA1c. Chiết xuất làm giảm hoạt động của các enzyme glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-bisphosphatase, và tăng hoạt động của enzyme hexokinase gan. Do đó, việc uống nước sắc cỏ mực có tác dụng chống tăng đường huyết mạnh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với liều lượng 2 g/kg trọng lượng có hiệu quả hạ đường huyết tốt hơn khi sử dụng liều 4 g/kg trọng lượng”, PGS Huyền cho biết.

photo-1721401269321

PGS.TS. Lê Thị Huyền, Giảng viên cao cấp, Phó trưởng PTN Hóa dược, khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Tác dụng cầm máu

Thực tế, cây nhọ nồi rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, cây nhọ nồi tươi hoặc khô được dùng trực tiếp để cầm máu vết thương hoặc dùng trong các bài thuốc điều trị các chứng bệnh do xuất huyết, cụ thể là bệnh chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu hay rong huyết, và ho ra máu…

Tốt cho sức khỏe của gan

Cây nhọ nồi được chứng mình là cực kỳ có lợi cho sức khỏe của gan. Do thành phần của cây chứa nhiều hàm lượng flavonoid cùng với các hoạt chất sinh học khác, cụ thể là wedelolactone… Các hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến như viêm gan vàng da và tăng cường chức năng của gan. Đặc biệt, sử dụng nước sắc từ cây nhọ nồi cũng giúp loại bỏ tác hại từ các chất độc của thực phẩm như rượu, bia đồng thời tái tạo lại tế bào gan…

photo-1721401399116

Giúp giảm đau, chống nhiễm trùng

Từ lâu, cây nhọ nồi được các nhà y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á đã nghiên cứu và sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chống nhiễm trùng, ví dụ như trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm lưỡi ở trẻ hay mụn nhọt đầu đinh… Ngoài ra, cây nhọ nồi chống lại hiệu quả 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli…

Với lợi ích kháng khuẩn, cỏ mực tươi còn được sử dụng để trị các vấn đề về răng miệng, như đau răng, trị viêm nha chu. Nhờ tác dụng làm giảm đau từ vào dịch chiết ethanol và hợp chất alkaloid trong cây nhọ nồi, bạn có thể yên tâm thay thế các loại thuốc giảm đau dành cho người gặp bệnh lý về dạ dày, tá tràng, suy gan hay suy thận.

Giúp trị ho, tiêu đờm

Với thành phần chứa các chất có khả năng làm tan đờm, kháng viêm, cây nhọ nồi được dùng để điều trị các cơn ho khan, ho có đờm, bệnh cúm hoặc nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp… Tuy nhiên, loại cây này chỉ nên dùng khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ, và có hướng dẫn có bác sĩ. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, suy hô hấp thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

1 loại cỏ

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Sử dụng nước sắc từ cây nhọ nồi cũng có tác dụng nổi bật là giúp ổn định huyết áp và làm giảm các chỉ số về cholesterol xấu của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra, nhờ vào tính chất lợi tiểu, đồng thời dịch chiết ethanol có trong thành phần, cỏ nhọ nồi cũng giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu vào năm 2011 ở tại Ấn Độ đã chứng minh, cây nhọ nồi này có khả năng tiêu diệt và phòng ngừa sự sinh sản của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa trong cây nhọ nồi cũng góp phần làm mất kết nối các phân đoạn DNA và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm thiểu các ảnh hưởng của nó lên các tế bào khác.

photo-1721380371050

Cỏ nhọ nồi mọc phổ biến, nhưng theo PGS Lê Thị Huyền, dù có rất nhiều tác dụng chữa bệnh quý báu, mọi người không nên sử dụng nước sắc uống hàng ngày. Chị chỉ ra 1 số lưu ý khi sử dụng cỏ mực:

photo-1721401791726

 - Dùng cỏ nhọ nồi quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn và buồn nôn.

- Không dùng cho phụ nữ có thai do cỏ nhọ nồi có thể tăng nguy cơ gây sảy thai.

- Không dùng cỏ mực cho người tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng mãn tính.

- Đối tượng trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận khi dùng, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.

- Bệnh nhân suy thận, suy gan không nên tự ý sử dụng bất kỳ các loại thuốc, thảo dược nào, kể cả cỏ mực... mà không được sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

- Khi sử dụng cỏ mực hoặc những bài thuốc từ cỏ mực để điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Tốt nhất bệnh nhân nên được thăm khám để chẩn đoán về thể bệnh, mức độ, giai đoạn bệnh để có pháp điều trị và phương thuốc phù hợp nhất, tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn.

- Người dân không tự ý dùng các thực phẩm chức năng, bài thuốc gia truyền… rao bán trên mạng. Cùng với đó, nên xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường tập thể dục, hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.

Lưu Ly

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên