MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 món đồ ngọt có thể thay đổi cả sức khỏe trong 1 năm, đừng coi thường hiệu ứng về đường

30-07-2019 - 07:37 AM | Sống

Sử dụng đồ ngọt sẽ giúp não bộ cảm thấy kích thích hơn, giảm áp lực và tăng hưng phấn nhưng đồng thời đem lại gánh nặng lớn cho cơ thể hoạt động, tạo ra mỗi chuỗi hiệu ứng tác động trực tiếp tới sức khỏe mỗi ngày.

Đồ ngọt là món khoái khẩu của hầu hết mọi người, đặc biệt là với con gái, khi cảm thấy mệt mỏi với công việc và muốn thư giãn, một tách trà sữa, một miếng bánh, hoặc một ít nước trái cây... sẽ nhanh chóng giúp chúng ta lấy lại tinh thần. Không quá lời khi nói rằng đồ ngọt là đối tác làm việc hiệu quả cho phụ nữ. 

Thế nhưng, đồ ngọt cũng tiềm tàng khá nhiều ảnh hưởng không tốt, thậm chí là nguy hiểm nếu sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài.

Một người phụ nữ làm việc văn phòng thường xuyên cảm thấy đau đầu sau nhiều giờ ngồi trong môi trường không gian kín và suốt ngày chịu điều hòa lạnh, vì thế, để có thể tỉnh táo và tập trung hơn trong giờ làm việc, cô bắt đầu có thói quen dùng đồ ngọt vào mỗi xế chiều, khi thì một ly trà hoa quả, khi thì ly sữa, bánh ngọt, đồ ngọt, các loại trái cây... 

Chỉ sau một mùa hè, người phụ nữ đó đã tăng vọt lên 5kg, trên người xuất hiện rất nhiều mỡ thừa, da mặt xạm đi và mọc nhiều mụn trứng cá viêm.

Lo lắng vì tình trạng của mình nên đi khám, cô được bác sĩ cảnh báo rằng cơ thể đang phải tiếp nhận quá nhiều đồ ngọt khó tiêu hóa, dẫn tới vấn đề về gan và tim mạch. 

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, cô buộc phải cắt giảm đa số lượng đường nạp vào cơ thể trong thời gian tới nếu không muốn những triệu chứng trên biến chuyển thành những căn bệnh nguy hiểm hơn.

1 món đồ ngọt có thể thay đổi cả sức khỏe trong 1 năm, đừng coi thường hiệu ứng về đường - Ảnh 1.

Ăn đồ ngọt nhiều và thường xuyên có thể dẫn tới rất nhiều căn bệnh khác nhau như là:

1. Dễ bị cận thị

Trẻ em có thói quen ăn ngọt thường có nguy cơ mắc cận thị cao hơn bình thường. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến đến giảm áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc dịch trong nhãn cầu giảm ảnh hưởng đến thủy tinh thể khiến chúng ta dễ mắc cận thị hoặc làm tăng độ.

2. Béo phì, tăng huyết áp và mắc các bệnh tim mạch

Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn. Sự thèm thuồng đó chuẩn bị cho một chu kỳ nghiện đường mà mỗi khi bạn nạp thêm đường, vào cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một cách tạm thời. Nhưng chỉ một vài giờ sau, bạn lại cảm thấy thèm đường và đói.

Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

3. Suy giảm chức năng não

Nhà khoa học Robert Lusin, MD, Bệnh viện Nhi khoa UCSF Benioff cho biết: Nghiên cứu trên động vật đã thể hiện rõ một chế độ ăn uống chứa nhiều fructose sẽ gây ra tình trạng khó hiểu và khó ghi nhớ. 

Khi não được cung cấp số lượng đường nhiều sẽ sinh cảm giác thỏa mãn, tạo ra những "cơn nghiện". Vậy nên muốn não hoạt động hiệu quả và tỉnh táo, hãy đảm bảo có một chế độ ăn nhạt.

4. Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Làn da trẻ hóa hay già nua cốt lõi là do yếu tố collagen, nhưng đường lại làm trở ngại việc sản xuất và hình thành collagen. Quá trình tiêu hóa và hấp thu đường làm gia tăng thêm mức độ bị oxy hóa của các tế bào. Trong khi đó, ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt. Kết quả các mô và các cơ quan trong cơ thể đều bị hư hại, hàng loạt các căn bệnh khác đều có thể phát sinh như bệnh thận, bệnh gan. 

Chính vì vậy, muốn lưu giữ được làn da và cơ thể trẻ trung của mình tốt nhất bạn chỉ nên dùng những nguồn đường tự nhiên và lành mạnh đến từ những loại trái cây. Một chế độ ăn uống hạn chế đường sẽ giúp bạn giữ được sức khỏe và sự tươi trẻ của thanh xuân.

1 món đồ ngọt có thể thay đổi cả sức khỏe trong 1 năm, đừng coi thường hiệu ứng về đường - Ảnh 2.

Hạn chế đường trong khẩu phần ăn giúp Carolyn Hartz duy trì sức khỏe và vẻ thanh xuân.

Tại Perth, một thành phố ở Úc, cô Carolyn Hartz là người khá nổi tiếng vì kiêng đường gần 30 năm và đến nay, cô tuy đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn giữ được sức khỏe và ngoại hình tuyệt vời. 

Cô chia sẻ rằng: "Tôi đã không ăn đường trong suốt 28 năm. Ban đầu rất khó khăn bởi vì tôi là một người nghiện đường nhưng tôi tin rằng bỏ đường là một trong những lý do quan trọng nhất giúp tôi khỏe mạnh và giữ dáng. Ngoài ra, tôi luôn đảm bảo rằng bữa sáng, tôi phải ăn protein bởi lẽ nó giúp tôi ngăn cảm giác thèm ăn". 

Thay vì dùng đường, Carolyn Hartz đã phải thay thế tất cả bằng chất tạo ngọt Xilitol để giảm cảm giác thèm của mình. Ngoài để mắt đến chế độ ăn uống, cô Hartz cũng lưu ý rằng ngủ cũng rất quan trọng và mỗi đêm phải ngủ ít nhất 8 tiếng, dành ra 30 phút mỗi sáng để ngồi thiền, 30 phút dắt chó đi dạo kiêm tập thể dục đều đặn cùng 3 buổi tập yoga mỗi tuần. Đó chính là thời gian để cơ thể chúng ta hồi phục và trẻ hóa". Có thể thấy rằng, để bảo vệ sức khỏe lâu dài, nên hạn chế lượng đường sử dụng ngay từ hôm nay.

Chính vì những nguyên do trên, WHO khuyến cáo rằng, cả người lớn và trẻ em nên giới hạn lượng đường tự do (không tính các loại đường tự nhiên trong trái cây và rau quả tươi) ở mức dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Chẳng hạn một người lớn tiêu thụ khoảng 2.000 calo trung bình mỗi ngày thì số lượng đường tiêu thụ nên thấp hơn 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê. Thậm chí, tiêu thụ dưới mức 5% còn có nhiều tác dụng tốt hơn nữa và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên