10 cách tiết kiệm tiền hàng đầu của người giàu: Bạn có thể làm được bao nhiêu để đạt được an toàn tài chính?
Có tiền không bằng có khả năng sử dụng tiền. Đây là 10 bí quyết trọng yếu giúp người giàu đạt được an toàn tài chính, dùng tiền đẻ ra tiền hiệu quả.
- 22-08-20217 động tác nên làm ngay trên giường khi vừa thức dậy, chỉ mất 5-10 phút nhưng ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật
- 19-08-2021Từ Thung lũng Silicon tới Trung Quốc, các ông trùm công nghệ ngày càng đam mê "quần jeans" chứ không phải những bộ vest được may đo hoàn hảo
- 17-08-2021Chuyện về ông trùm của "đế chế" sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới: Xuất thân chỉ là cậu thiếu niên nhà nghèo, chưa học hết cấp 3 nhưng "đầu óc hơn người", suy nghĩ táo bạo hiếm ai bì kịp!
1. Không mua sắm bốc đồng
"Tiêu dùng bốc đồng" là điều mà những người giàu sẽ không làm.
Vào các dịp đặc biệt như Black Friday, Christmas hay những đợt siêu sale của sàn thương mại điện tử, nhiều người thường chi quá tay, vượt lên nhu cầu mua sắm thực sự của mình. Có rất nhiều món đồ không cần thiết nhưng chúng ta vẫn mua vì tâm lý thích “săn sale”.
Warren Buffett từng nói: “Nếu bạn đem tiền để mua những thứ không cần thiết thì chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ phải bán những thứ cần thiết để lấy tiền.”
2. Không nhất thiết phải đem di sản cho đời sau thừa kế
Hai tỷ phú hàng đầu thế giới là Bill Gates và Mark Zuckerberg đều ký cam kết Oxfam (Lời cam kết cho đi). Sau khi nhà sáng lập Microsoft và Facebook qua đời, phần lớn tài sản của họ sẽ quyên góp cho mục đích từ thiện.
Thay vì để lại “cứu trợ” cho con cái, họ muốn thế hệ sau phải tự nỗ lực và đạt được thành công bằng chính năng lực của mình.
Brian Cha, một doanh nhân Hồng Kông, cũng có chung suy nghĩ và quyết định như vậy. Bỗng dưng được sở hữu một khối tài sản to lớn, không phải do chính tay mình làm ra, dễ khiến người ta đánh mất sự quý trọng tiền bạc.
3. Không tiêu quá nhiều tiền vào phim ảnh, trò chơi
Thomas Corley, tác giả của cuốn “Những thói quen giàu có” từng chỉ ra rằng: “Người giàu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả để làm những việc hiệu quả hơn. Họ ít khi xem TV vì muốn dùng thời gian đó để phát triển các thói quen quan trọng khác; chẳng hạn như đọc sách, học giao tiếp, học ứng xử...
Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng hơn 80% những người thành công thích đọc sách và hiếm khi chi tiền cho các hoạt động giải trí, chẳng hạn như mua PS5, Netflix...
Giống như cách mà tỷ phú giàu nhất Hong Kong - Lý Gia Thành đã tuyên bố rằng: “Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình mới là khoản đầu tư thích đáng.”
4. Luôn tỉnh táo, mua đồ đúng với giá trị
Người giàu thường nhận thức rất rõ về giá trị của tiền bạc. Do đó, họ sẽ có kế hoạch chi tiêu đúng với giá trị thật của nó.
Nếu lấy Warren Buffett làm ví dụ, người ta thấy rằng: Dù giàu có, sang trọng đến mấy, vị tỷ phú này vẫn sống trong một ngôi nhà được mua vào năm 1958 với giá 31.500 USD.
Tính đến năm 2017, căn nhà đã tăng giá lên tới 652.619 USD, nhưng vẫn chỉ bằng 0,0003% gia tài hàng chục tỷ USD của ông. Warren Buffett vẫn lấy làm tự hào và luôn cho rằng, đây là khoản đầu tư tốt thứ ba mà ông từng thực hiện.
5. Không sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng
Cũng trong cuốn sách "Những thói quen giàu có”, tác giả Thomas Corley chia sẻ rằng: Chỉ có 8% người giàu sử dụng nhiều hơn một thẻ tín dụng.
Thông qua những phân tích của mình, ông còn khẳng định: Có càng nhiều thẻ tín dụng thì chúng ta càng có nhiều khả năng tạo ra tiêu dùng không cần thiết.
6. Không trả phí trễ hạn
Người giàu luôn thanh toán các hóa đơn và tiền phạt đúng lúc để không phát sinh thêm các khoản phí trễ hạn, gây lãng phí tiền bạc.
Li Wenda, Cựu Chủ tịch của Tập đoàn Lee Kum Kee, là một trong 10 người giàu nhất Hong Kong. Khi kiểm tra tình hình kinh doanh, ông luôn xem xét các khoản phải trả đầu tiên, thay vì nhìn vào doanh thu và lợi nhuận như nhiều người khác. Điều này giúp ông luôn kiểm soát nợ nần một cách rõ ràng.
7. Đừng mua những thứ không có giá trị lâu dài
Mỗi người nên có cho mình thói quen xác định giá trị sử dụng và thời gian khấu hao của mỗi sản phẩm khi mua đồ. Đối với người giàu, việc mua hàng rẻ mà chất lượng kém, hạn sử dụng ngắn là một sự lãng phí.
Dùng tiền để mua về những giá trị lâu bền nhất có thể. Ảnh: Cnbcfm
Kevin O'Leary là người đồng sáng lập O'Leary Funds và SoftKey. Ông luôn tin rằng, bản thân ông mà mua xe là một việc làm cực kỳ lãng phí.
O'Leary giải thích: "Giả sử tôi bỏ ra 25.000 USD để mua một chiếc xe. Mỗi một năm, tiền xăng dầu, chi phí bảo dưỡng, phí đỗ xe và bảo hiểm cho ô tô là những khoản phát sinh thêm không hề nhỏ. Vậy mà chỉ sau 2 năm được sử dụng, chiếc xe có thể chỉ còn giá trị 12.000 USD.”
Có thể thấy rằng, chi phí thực của chiếc xe ngày càng gia tăng nhưng thời gian khấu hao lại quá ngắn.
8. Không mua cà phê pha sẵn
Youtuber Graham Stephan là một người chuyên kinh doanh bất động sản và anh kiếm được 220.000 USD mỗi tháng. Thói quen của ông là luôn tự pha cà phê ở nhà chứ không bao giờ mua tại nhà hàng, quán xá.
Anh luôn cho rằng, khi mua một ly Starbucks, thứ mà anh bỏ phần lớn tiền để mua là thương hiệu chứ không phải cốc cà phê. Thay vì thế, anh lựa chọn mua hạt cà phê và máy để tự pha ở nhà.
9. Không dính vào bài bạc
Bài bạc là một "khoản đầu tư" không đáng tin cậy nhất. Càng bỏ ra nhiều tiền thì bạn càng khó đạt được sự thỏa mãn.
Đặc biệt, đồng tiền kiếm được từ công sức lao động thiết thực sẽ đem lại nhiều giá trị hơn so với việc phụ thuộc hết vào may rủi.
10. Không muốn bản thân nhàn hạ
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 bởi tạp chí Barclay’s Wealth cho thấy: 54% triệu phú muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu; 60% những người có tài sản ròng trên 100 triệu USD cũng không có kế hoạch nghỉ hưu nhàn hạ.
Trong số đó, người ta phân tích rằng, hầu hết những người giàu có đều có sự nghiệp riêng vững chắc. Công việc đã trở thành một phần cuộc sống không thể tách rời.
Mặt khác, tiếp tục làm việc là cách hiệu quả nhất để duy trì sự minh mẫn, tránh rơi vào thói quen phung phí, xa hoa và thích hưởng thụ.
*Theo Aboluowang