MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10.000 đại biểu dự "Hội nghị Diên Hồng" của Thủ tướng với doanh nghiệp

Ngày 17/5, Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sẽ được tổ chức. Trong gần 10.000 đại biểu sẽ dự hội nghị, có góp mặt của lãnh đạo các ban, bộ ngành, tỉnh, thành phố, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” sẽ diễn ra từ lúc 7 giờ 30 phút ngày 17/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Chủ đề Hội nghị thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thực sự là động lực phát triển của đất nước.

Dự kiến, tổng cộng khoảng gần 10.000 đại biểu sẽ dự Hội nghị. Trong đó, có góp mặt của lãnh đạo các ban, bộ ngành, tỉnh, thành phố, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

Khoảng 2.000 đại biểu sẽ trực tiếp tham dự Hội nghị, gấp 4 lần năm ngoái, trong đó khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 1.500 đại biểu, cùng khoảng 200 đại biểu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một số sứ quán và các định chế tài chính lớn, 100 đại biểu từ các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã cổ phần hóa, cùng đại diện các cơ quan nhà nước, các cơ quan báo chí…

Tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến còn có lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố cùng các đại biểu doanh nghiệp, với số lượng 50 - 100 người mỗi điểm cầu.

Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND TP Hà Nội; lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trong khoảng 2.000 đại biểu trực tiếp dự Hội nghị, khối kinh tế tư nhân sẽ là thành phần chủ yếu với khoảng 1.500 đại biểu. “Điều này cân đối với vai trò và số lượng của khu vực tư nhân với nền kinh tế. Hiện cả nước chỉ còn khoảng 300 doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta đặt mục tiêu tới năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp thì cũng chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Nói tới doanh nghiệp thì vai trò, số lượng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp tư nhân” - ông Lê Mạnh Hà cho biết.

Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với doanh nghiệp. Trước đó, hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với doanh nghiệp lần thứ nhất đã được tổ chức năm 2016, tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội nghị đó, số doanh nghiệp thành lập mới đã đạt mức kỷ lục.đạt 110.000 doanh nghiệp, cao nhất từ trước tới nay.

Vương Diệu Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên