2 biểu hiện không tốt ở trẻ nhỏ cha mẹ cần khéo léo giúp con thay đổi
Có một số biểu hiện không tốt ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần phải lưu tâm.
- 09-03-2024Suri Cruise lần đầu lộ diện sau thông tin Tom Cruise ngừng chu cấp 10 tỷ, biểu cảm ra sao mà gây chú ý?
- 09-03-2024Đi du lịch suốt Tết, tôi hoan hỉ cho anh họ mượn nhà trong 7 ngày, khi trở về bàng hoàng với cảnh tượng trước mắt
- 09-03-2024Mắc bẫy khoá học “lùa gà” dạy bán hàng online, cô gái mất trắng hơn 30 triệu
Theo các chuyên gia tâm lý và nuôi dạy con cái, trẻ có 4 hành động này tuy thông minh nhưng dễ dàng mắc sai lầm khi lớn lên. Bố mẹ khi phát hiện đừng vội cấm cản, quát mắng, thay vào đó cần có biện pháp ứng xử khéo léo, tinh tế để giáo dục con tốt nhất.
1. Trẻ thích giả khóc
Khóc là bản năng bẩm sinh của trẻ. Con không thể cất tiếng nói ngay được để thể hiện cho bố mẹ biết con đang cần gì, muốn gì. Vì vậy con sẽ dùng tiếng khóc để truyền đạt cảm xúc của mình. Cha mẹ lắng nghe từng điệu khóc của con để phán đoán được lúc nào con đói, con buồn ngủ, con đang khó chịu...
Tuy nhiên, có những đứa trẻ đã 2-3 tuổi, thậm chí lớn hơn vẫn dùng tiếng khóc để hòng đạt được thứ chúng muốn. Khi đó, con đã nhận thức được rằng, khóc chính là vũ khí của bản thân.
Sở dĩ đứa trẻ biết dùng tiếng khóc để đạt mọi thứ chúng muốn là do cách giáo dục sai lầm của người lớn. Hễ thấy con khóc là cha mẹ "đầu hàng", đáp ứng mọi yêu cầu của con.
Phụ huynh cần chú ý để không "mắc bẫy" của trẻ. Nếu trẻ quấy khóc vì lý do sinh lý, cha mẹ cần dỗ dành kịp thời. Nhưng khi con "khóc giả", có mục đích thì phụ huynh không nên dễ dàng thỏa hiệp. Cha mẹ không quát mắng hay đánh con, bắt con ngừng khóc ngay, vì như thế nhiều lần trẻ sẽ sợ sệt. Có nỗi buồn thật sự con cũng không dám thể hiện với cha mẹ. Hãy để trẻ nín khóc dần dần, khi con ngừng khóc và bình tĩnh lại, lúc đó người lớn mới dạy bảo chúng.
Ảnh minh họa.
2. Trẻ khéo léo thái quá
Cha mẹ nào cũng vui khi con nói năng lưu loát, lém lỉnh, biết ăn nói. Tuy nhiên những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã biết nịnh nọt người khác một cách thái quá thì cần phải xem chừng.
Sự không thành thật ở trẻ cho thấy rằng con đã phát triển nhận thức, hiểu được sự khác nhau về cảm nhận và niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, khi lớn lên, đứa trẻ tiếp tục nói dối thì cha mẹ nên giúp con điều chỉnh
Nguyên nhân lớn nhất trong hành vi nói dối của trẻ chính là sợ bố mẹ thất vọng, hoặc tệ hơn là phạt mình. Do bố mẹ quá kì vọng vào thành tích của trẻ như là điểm số, vị trí trong lớp,... nên khi không đạt được, trẻ có phản ứng nói dối để bào chữa cho kết quả của mình. Chính bố mẹ đã tạo cho con áp lực tâm lý dẫn đến hành vi nói dối không mong muốn. Bên cạnh đó, trẻ em thường có tâm lý muốn được quan tâm nhiều hơn. Chúng chọn cách nói dối để thu hút sự chú ý của mọi người. Ví dụ như "Hôm nay con đau bụng lắm!", "con mệt mẹ ơi"... mặc dù còn vẫn khỏe mạnh bình thường.
Ngoài ra, con trẻ học việc nói dối từ chính người lớn. Những thói quen xấu từ người thân đã khiến trẻ trở thành đứa "nói dối không chớp mắt".
Khi biết con nói dối, cha mẹ đừng trách phạt quá nghiêm khắc. Trước tiên người lớn hãy sống trung thực để làm gương. Sau đó hãy đưa ra 1 vài hình phạt nhẹ nhàng để con ghi nhớ lỗi lầm này tốt hơn.
Cuối cùng, đừng tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ có quá nhiều kì vọng lên con trẻ vô hình chung gây ra áp lực đối với cuộc sống của trẻ.
Phụ nữ số