21 điều thú vị làm nên nét tinh tế, "ăn một lần là mê" của Nhật Bản: Từ hương vị, phong cách tới bài học nhân sinh sâu sắc đều khiến tín đồ ẩm thực thích thú!
Nền ẩm thực của đất nước mặt trời mọc luôn được xem là sự tinh túy với những món ăn được đầu tư cả về hương vị lẫn phong cách trình bày cùng bài học nhân sinh triết lý sâu xa. Hãy cùng tìm hiểu 21 sự thật mà tín đồ ẩm thực Nhật Bản nào cũng cần phải biết.
- 13-08-2018Đặc sản ẩm thực chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) lên sóng cả 2 đài truyền hình nước ngoài với nhiều món ăn hấp dẫn không ngờ
- 12-08-2018Những "người hùng" của ẩm thực phương Tây mà nếu là dân sành ăn chắc chắn bạn phải biết
- 11-08-2018Giữa trời Berlin, có những quán Việt đang làm vang danh nền ẩm thực nước nhà
1. Ẩm thực Nhật Bản là một trong ba truyền thống ẩm thực quốc gia duy nhất được Liên Hợp Quốc công nhận vì ý nghĩa văn hoá của nó
Tháng 12 năm 2013, UNESCO, tổ chức văn hoá của Liên Hợp Quốc đã bổ sung các món ăn truyền thống của Nhật Bản vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể. Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 trong danh sách này, đứng đầu là Pháp.
2. Đồ ăn được chế biến cẩn thận bằng cách sử dụng nguyên liệu và gia vị theo mùa
Không chỉ đơn thuần là đồ ăn thức uống, món ăn Nhật Bản còn thiên về sự chuẩn bị và trình bày. Các đầu bếp Nhật Bản luôn tìm tòi và lựa chọn cẩn thận các thành phần nguyên liệu có hương vị đặc trưng cho từng mùa trong năm. Ví dụ nếu bạn đến thăm Nhật Bản vào mùa xuân, bạn sẽ dễ dàng thấy trong các món ăn có thành phần đắng, hương vị đặc trưng của mùa này.
3. Sự đơn giản là cốt lõi
Bữa ăn bao gồm nhiều món ăn chia ra các đĩa nhỏ. Đầu bếp thường sử dụng nguyên liệu thượng hạng và chế biến qua ít công đoạn nhất có thể để giữ nguyên được màu sắc cũng như mùi vị của món ăn.
4. Hiếm khi sử dụng tỏi, ớt và dầu
Nhiều loại thực phẩm được sấy khố, luộc, ăn sống hoặc tối giản gia vị. Umami (một hương vị đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản) được nêm nếm bằng một số thành phần như miso, nước tương, nấm, rong biển. Món chiên như Tempura có lớp bột mỏng và thấm rất ít dầu.
5. Gia vị đa dạng
Để tăng độ tương phản có món ăn, các loại gia vị đơn giản được thêm vào để gia tăng hương vị, trong đó bao gồm nước chấm nhạt, cam quýt, miso, mù tạt, dưa chuột muối và nước tương.
6. Trông ít mà lại là nhiều
Mặc dù mỗi món ăn chỉ được phục vụ với số lượng nhỏ nhưng bữa ăn truyền thống Nhật Bản bao gồm rất nhiều món, đủ để khiến bạn no bụng.
7. Chọn bát đĩa cũng rất quan trọng
Trong khi ẩm thực phương Tây đánh giá cao việc sử dụng bát đĩa đồng màu sắc, các đầu bếp Nhật lại có xu hướng thích sử dụng vật dụng đa dạng màu sắc, họa tiết và hình dạng. Nhà hàng cao cấp thường sử dụng đồ gốm và sơn mài.
Chiếc bát vẽ tay hơn 200 năm tuổi
8. Tokyo sở hữu nhiều nhà hàng đứng đầu thế giới
Với 14 nhà hàng đạt ba sao Michelin, Tokyo trở thành thành phố có nhiều nhà hàng đứng đầu thế giới hơn bất cứ thành phố nào khác, vượt qua cả Paris.
9. Phụ bếp có thu nhập cao
Các đầu bếp tập sự đôi khi phải làm việc trong nhà hàng khoảng mười năm trước khi được cho phép chế biến món ăn như thịt hoặc cá. Trong khoảng thời gian đó họ phải làm những nhiệm vụ như phục vụ hoặc nấu cơm. Tuy nhiên, những người này vẫn kiếm được mức lương khá cao.
10. Nhật Bản có nền công nghiệp hải sản khổng lồ
Vì hải sản chiếm phần lớn trong chế độ ăn của người Nhật, ngành khai thác và nhập khẩu thủy hải sản ở Nhật Bản thật sự đáng kinh ngạc. Tsukiji (Tokyo) là chợ buôn bán hải sản tươi sống và chế biến đông lạnh lớn nhất thế giới, bán hơn 700.000 tấn hải sản mỗi năm. Đây chỉ là 1 trong 12 chợ cá bán buôn ở Tokyo mà thôi.
Chợ hải sản Tsukiji (Tokyo)
11. Ẩm thực Nhật có nhiều món rau nhưng lại hiếm có bữa ăn chay hoàn toàn.
Nhật Bản có tỉ lệ món ăn dựa trên nguyên liệu thực vật nhiều hơn so với Mỹ, nhưng vẫn khó để ăn chay hoàn toàn. Điều này là do nhiều món truyền thống được nấu với nước dùng cá. Khách du lịch tránh hải sản vì lý do tôn giáo hoăc dị ứng sẽ thấy khó khăn hơn trong việc thưởng thức.
12. Người Nhật thích đồ ngọt được chế tác đẹp mắt và gói ghém cẩn thận
Mỗi vùng ở Nhật Bản lại có phong cách chế biến và trang trí bánh kẹo truyền thống khác nhau (còn gọi là wagashi). Những tác phẩm nghệ thuật này được đựng trong hộp và gói lại thật bắt mắt, bày bán trong cửa hàng tiện lợi hoặc nhà ga xe lửa vì chúng thường được dùng như quà tặng cho bạn bè hoặc người thân.
Một điều độc đáo là dù làm gì đi nữa, đừng ăn đồ ngọt ở nơi công cộng, ngoài nhà hàng và quán ăn, vì điều đó bị coi là thô lỗ.
13. Người Nhật có nhiều quy tắc về ẩm thực
Có nhiều quy tắc và nghi thức áp dụng cho mọi khía cạnh cuộc sống ở Nhật Bản, bao gồm cả ẩm thực. Một số ví dụ điển hình như: không tạo ra âm thanh khi ăn súp, mì, cháo; không cắm thẳng đũa trên bát cơm; không đặt đũa lên miệng bát mà phải sử dụng giá đỡ đũa, nếu không có, hãy gấp một tờ giấy thành hình cái lều và để đầu đũa lên đó,…
14. Để đĩa ăn lộn xộn là hành vi thô lỗ
Một quy tắc khiến nhiều người ngạc nhiên là không được phép để lại bát đĩa đầy giấy ăn và rác bẩn vì đó được coi là thiếu tôn trọng với nhân viên nhà hàng hoặc người chuẩn bị bữa ăn, bạn phải gấp gọn gàng giấy ăn đã sử dụng.
15. Rót rượu sake phải tràn ra ngoài
Các nhà hàng thường sẽ rót rượt sake cho đến khí tràn ra ngoài một chiếc đĩa, việc này được xem là thể hiện sự đánh giá cao và long biết ơn chuyến thăm của bạn. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi thấy họ làm điều này.
Cách rót rượu sake của người Nhật
16. Trà cũng là một bộ môn nghệ thuật
Bên cạnh thư pháp, âm nhạc và kịch, trà đạo được coi là hình thức nghệ thuật đỉnh cao của Nhật Bản. Các học viên phải thực hành trong nhiều năm để có được vinh hạnh phục vụ trà truyền thống.
17. Các khu vực khác nhau trồng các thành phần nguyên liệu đặc trưng khác nhau
Ở vùng Miyagi mien Bắc Nhật Bản (khu vực nổi tiếng về sản xuất đậu tương), đậu tương edemame được sử dụng hoàn toàn trong chế biến wagashi như Zundamochi và kem edemame. Hãng Nestlé thậm chí còn bán kẹo Kit Kat vị edemame.
Bánh Zudamochi
18. Trái cây cao cấp được xuất khẩu đến khắp nơi trên thế giới
Nông sản đặc trưng của Nhật là trái cây chất lượng cao, đặc biệt là dưa hấu và dâu tây. Một số giống dưa đỏ được đánh giá cao, trồng trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt và có giá bán lên đến 200 USD mỗi quả.
19. Ăn uống đắt đỏ
Ăn uống tại Nhật Bản tốn một khoản tiền không nhỏ (đặc biệt là ở Tokyo), tuy nhiên vẫn có những lựa chọn hợp lý cho khách du lịch có ngân sách hạn hẹp. Ví dụ, bạn luôn dễ dàng thưởng thức một tô mì ramen hấp dẫn ở quán ramen địa phương với giá dưới 10USD. Các quán ăn nhỏ chuyên bán về một món ăn thường có chất lượng tuyệt vời với giả cả phải chăng.
20. Trải nghiệm không dành cho người yếu tim
Một số trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản không dành cho người yếu tim (bao gồm các chuyến thăm chợ hải sản). Chợ hải sản địa phương là nơi quy tụ tất cả các loại sinh vật biển gớm ghiếc, nhầy nhụa, thậm chí ăn sống chúng. Ngoài ra họ còn bán mắt cá ngừ khổng lồ và sàn nhà thì luôn có máu. Tuy nhiên đó là truyền thống địa phương nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần trước khi tận mắt thấy chúng.
Mắt cá ngừ khổng lồ
21. Tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhật Bản có tiều chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn hảo tới nỗi dù bạn muốn mua sushi từ một cửa hàng tiện lợi hoặc trong nhà ga tàu điện ngầm thì cũng không lo bị đau bụng hay ngộ độc.
Averintransit.com